Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
I. Lý thuyết
1. Sự bay hơi là gì?
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Ví dụ:
Sau cơn mưa đường phố thường bị ướt và có đọng những vũng nước. Tuy nhiên sau một thời gian thì nước không còn và đường phố khô ráo.
Một chai dầu gió đậy nút kín, dầu trong chai rất lâu cạn nhưng nếu mở nút chai dầu và quên đậy lại thì sau vài hôm dầu trong chai cạn hẳn.
Để làm muối người ta cho nước biển vào trong ruộng muối, nước trong nước biển bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng.
2. Đặc điểm của sự bay hơi
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng và tính chất của từng loại chất lỏng.
- Nhiệt độ của môi trường càng cao (khí hậu, thời tiết nắng nóng), tốc độ bay hơi diễn ra càng nhanh.
- Gió càng mạnh, tốc độ bay hơi diễn ra cũng càng nhanh.
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng rộng thì tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh.
- Tùy từng loại chất lỏng khác nhau mà tốc độ bay hơi nhanh chậm cũng khác nhau.
Ví dụ:
Quần áo phơi thường mau khô hơn khi phơi ở ngoài trời nắng hơn là phơi trong bóng râm
Quần áo phơi thường mau khô hơn ở nơi có gió hơn là nơi không có gió
Quần áo phơi thường mau khô hơn khi đặt xa nhau hơn là đặt sát nhau (lúc này diện tích tiếp xúc giữa quần áo với không khí sẽ nhiều, ít khác nhau).
Lưu ý: Khi bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng giảm.
II. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:
A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
D. Tất cả đều sai.
Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói
⇒ Đáp án B
Bài 2: Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất?
A. Có gió, quần áo căng ra.
B. Không có gió, quần áo căng ra.
C. Quần áo không căng ra, không có gió.
D. Quần áo không căng ra, có gió.
Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng → Quần áo không căng ra, không có gió → quần áo lâu khô nhất
⇒ Đáp án C
Bài 3: Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?
A. Hà hơi thở vào lòng bàn tay.
B. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
C. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.
D. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.
Thí nghiệm chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước: Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính
⇒ Đáp án C
Bài 4: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Cốc được đặt trong nhà
D. Cốc được đặt ngoài sân nắng
- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng.
- Cốc hình trụ nên diện tích mặt thoáng của nước không đổi → nước nhiều hay ít, mặt thoáng của nước đều như nhau → tốc độ bay hơi như nhau.
- Cốc đặt ngoài sân nắng → có nhiệt độ cao hơn trong nhà → tốc độ bay hơi cao hơn.
⇒ Đáp án D
Bài 5: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng.
- Với chất lỏng nó xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào nhưng mức độ nhiều hay ít thì lại phụ thuộc vào 3 yếu tố trên.
⇒ Đáp án D
Bài 6: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
⇒ Đáp án C
Bài 7: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Nhiệt độ.
B. Tác động của gió.
C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
D. Cả ba đáp án A, B và C.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố :
+ Nhiệt độ càng cao hoặc thấp.
+ Gió càng mạnh hoặc yếu.
+ Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn hoặc nhỏ.
⇒ Đáp án D
Bài 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết.
D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.
Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm không phải là sự bay hơi
⇒ Đáp án D
Bài 9: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
- Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
- Sự bay hơi đó phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng
⇒ Đáp án A.
Bài 10: Không được làm việc nào sau đây khi làm thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
A. Dùng hai đĩa giống nhau.
B. Đặt hai đĩa đựng cùng một lượng chất lỏng vào cùng một nơi.
C. Dùng hai đĩa đựng hai chất lỏng khác nhau.
D. Chỉ làm nóng một đĩa.
Để kiểm tra tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, gió, mặt thoáng thì phải làm với cùng một chất lỏng nhưng thực hiện ở các điều kiện nhiệt độ, gió, mặt thoáng khác nhau
⇒ Đáp án C
Câu 11 : Vận tốc bay hơi của chất lỏng tăng theo:
A. Vận tốc của gió (gió mạnh hay gió nhẹ).
B. Nhiệt dộ.
C. Diện tích mặt thoáng,
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Đáp án D
Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, vận tốc của gió.
Câu 12 : Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của chất lỏng:
A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
C. Xảy ra ở một nhiệt độ nhất định của chất lỏng.
D. Không thể nhìn thấy được.
Đáp án C
Giải thích: Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng, nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh. Sự bay hơi diễn ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng và không nhìn thấy được. Ta chỉ thấy kết quả là lượng chất lỏng bị giảm đi sau một thời gian bay hơi nào đó. Vì vậy kết luận C không đúng.
Câu 13 : Tốc độ bay hơi của chất lỏng tăng khi:
A. Giảm nhiệt độ chất lỏng.
B. Tăng diện tích mặt thoáng.
C. Tăng thể tích chất lỏng.
D. Giảm thể tích mặt thoáng.
Đáp án D
Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, vận tốc của gió. Khi nhiệt độ càng cao, diện tích mặt thoáng càng lớn, gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi cành nhanh.
Câu 14 : Với cùng một lượng nước chúng sẽ bay hơi càng nhanh nếu:
A. Nước được đựng trong cốc.
B. Nước được đựng trong một đĩa to.
C. Nước càng nóng.
D. B và C đúng.
Đáp án D
Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, vận tốc của gió. Khi nhiệt độ càng cao, diện tích mặt thoáng càng lớn, gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi cành nhanh.
Vì vậy khi đựng nước trong đĩa to, làm mặt thoáng lớn hơn; nước càng nóng tức là nhiệt độ càng cao hơn thì nước bay hơi càng nhanh.
Câu 15 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nước chỉ có thể bay hơi ở nhiệt độ 100oC.
B. Nước có thể bay hơi ở mọi nhiệt độ khác nhau.
C. Trong khi bay hơi nhiệt độ của nước không thay đổi.
D. Trong cùng điều kiện môi trường, nước là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất.
Đáp án B
Giải thích:
Nước hay các chất lỏng khác bay hơi ở mọi nhiệt độ khác nhau. Khi bay hơi thì nhiệt độ của chất lỏng giảm. Nước không phải là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất.
Câu 16 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Trong cùng một điều kiện môi trường, nước khó bay hơi hơn cồn, rượu.
B. Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt.
C. Quá trình bay hơi là quá trình tỏa nhỉệt.
D. Trong cùng một điều kiện, chất lỏng có mặt thoáng càng lớn bay hơi càng nhanh.
Đáp án C
Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt. Trong cùng điều kiện môi trường, nước khó bay hơi hơn cồn, rượu. Diện tích mặt thoáng càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh.
→ Kết luận C không đúng.
Câu 17 :
• Xét hiện tượng: Trong những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ trong phòng tắm có vẻ ấm áp dễ chịu hơn trong phòng khách
• Giải thích: Trong phòng tắm, không khí có nhiều hơi nước hơn phòng khách, nên tốc độ bay hơi của nước trên cơ thể giảm; do đó ta có cảm giác ấm áp hơn trong phòng khách.
A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng - Lời gỉải thích sai.
C. Hiện tượng sai - Lời giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
Đáp án A
Giải thích: Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt. Cơ thể người thường xuyên xảy ra sự bay hơi qua da để đảm bảo cơ thể người có nhiệt độ ổn định 37oC. Tuy nhiên, vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô, cơ thể mất nhiệt nhiều hơn do sự bay hơi nước qua da nhanh hơn, ta cảm thấy lạnh. Tuy nhiên, trong phòng tắm, không khí có nhiều hơi nước hơn trong phòng khách nên tốc độ bay hơi nước qua da của cơ thể giảm, làm cơ thể ta ít bị mất nhiệt hơn, do đó ta có cảm giác ấm áp hơn.
Câu 18 :
• Xét hiện tượng: Khi vừa tắm xong, nếu đứng trước gió ta cảm thấy lành lạnh.
• Giải thích: Khi vừa tắm xong, lớp nước trên bề mặt da ta bốc hơi. Sự tác động của gió lại làm cho nước bốc hơi nhanh hơn. Khi nước bay hơi nó hấp thụ một phần nhiệt độ của cơ thể (quá trình thu nhiệt) làm cho ta cảm thấy lành lạnh
A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.
C. Hiện tượng sai - Lời giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
Đáp án A
Giải thích: Khi vừa tắm xong, trên da ta còn nhiều nước, khi đứng trước quạt, gió làm cho quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn. Khi nước bay hơi thì nó hấp thu một phần nhiệt của cơ thể nên ta thấy lành lạnh.
Câu 19 : Khi về quê Lan chơi, lúc ra thăm ruộng mía, quan sát thấy thấy nhà nông dùng dao phạt bớt tất cả các lá mía. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Có lẽ vườn mía này có sâu án lá, nên người ta mới phạt lá để diệt nguồn sâu
Lan: Người ta phạt bớt lá dể tất cả các chất bổ hút lên từ đất chỉ tập trung vào thân cây (mía), không phải nuôi lá nên chất lượng mía ngon hơn
Chi: Lá là nơi mà nước ở trong cây bốc hơi ra ngoài nhiều nhất. Chính vì vậy người ta phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi nước của cây, làm cây lúc nào cũng tươi tốt, mía có nhiều nước hơn.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi đúng.
Đáp án C
Giải thích: Cây mía được sử dụng phần thân, nơi chứa nước và đường. Lá là nơi nước trong cây bốc hơi nhiề nhất. Vì vậy, người trồng mía phải phạt bớt lá để giảm sự bay hơi nước, làm thân cây mía giữ được lượng nước cần thiết, lúc nào cũng tươi tốt và có chứa nhiều nước.
Câu 20 : Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng năng suất thu hoạch muối trên những ruộng muối:
A. Trời nắng gắt.
B. Trời có gió mạnh.
C. Ruộng muối phải rộng lớn, càng rộng càng tốt.
D. Cả 3 yếu tố trên đều đúng.
Đáp án D
Giải thích:
Quá trình sản xuất muối là quá trình sử dụng sự bay hơi của nước. Khi phơi nước biển, nước bay hơi còn để lại muối trên ruộng muối. Vì sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng và gió nên nếu trời nắng gắt (nhiệt độ cao), có gió mạnh, ruộng muối rộng (diện tích mặt thoáng lớn) thì sự bay hơi nước diễn ra nhanh hơn, giúp tăng năng suất, sản lượng muối.
Câu 21 : Những hiện tượng nào sau đây thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước:
A. Sương đọng trên lá cây
B. Hơi nước.
C. Mây
D. Cả 3 hiện tượng trên đều thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước.
Đáp án A
Giải thích: Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng. Sương đọng trên lá cây là sự ngưng tụ của hơi nước trong đêm lạnh.
Câu 22 : Câu nào sau đây sai khi nói về sự ngưng tụ:
A. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
B. Hơi nước gặp lạnh thì ngừng tụ thành nước.
C. Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.
D. Sự ngưng tụ phụ thuộc vào gió, vào diện tích mặt thoáng.
Đáp án D
Giải thích: Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi. Hơi nước khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước.
Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. Sự ngưng tụ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 23 : Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Mưa là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Lan: Không phải như vậy, mây mới là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Chi: Theo mình thì cả 2 đều không phải là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
A. Bình đúng.
B. Lan đúng.
C. Chi đúng,
D. Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi cùng sai.
Đáp án A
Giải thích: Hơi nước ngưng tụ trên cao do nhiệt độ thấp tạo thành mây, mưa, sương mù….Nên Bình nói đúng.
Câu 24 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường.
B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành nước.
D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Đáp án A
Giải thích: Hiện tượng ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành nước, ví dụ như hiện tượng sương mù vào buổi sáng hay sương đọng trên lá cây chính là sự ngưng tụ của hơi nước. Ta có thể quan sát được hiện tượng ngưng tụ bằng mắt thường.
Câu 25 : Vừa mua một hộp cốc thủy tinh ở siêu thị về, Bình lấy ba cốc bỏ đá và rót nước ngọt mời hai bạn Lan, Chi cùng uống. Một lúc sau, dưới đáy mỗi cốc đều xuất hiện một vũng nước trên mặt bàn
Bình: Thôi rồi mình mua phải cốc bể rồi.
Lan: Không phải, hồi nãy mình thấy Bình bỏ đá vào cốc rồi lại đổ nước gần đầy đến miệng mỗi cốc. Do vậy, khi đá tan ra nước tràn miệng ly đấy thôi.
Chi: Không phải như vậy đâu, hai bạn vừa mới học vật lý hôm qua xong mà đã quên. Hơi nước ở xung quanh cốc gặp lạnh đã ngưng, tụ thành nước đấy thôi không có chuyện bể cốc hay nước tràn miệng cốc đâu.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Bình và Lan cùng đúng.
Đáp án C
Giải thích: Cốc nước chứa đá nên nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh. Trong không khí có chứa nhiều hơi nước, nên gặp lạnh đã ngưng tự xung quanh cốc nước. Nước đọng lại trên mặt bàn, chứ không phải cốc nước bị vỡ hay nước bị tràn ra ngoài. Vậy Chi nói đúng.
Câu 26 :
• Xét hiện tượng: Quan sát nước đang được đun sôi trên bếp (đang sôi), cách xa miệng vòi một khoảng mới thấy rõ được hơi nước bay lên.
• Giải thích: Nước bay hơi ở điều kiện bình thường, thì mắt ta không thể quan sát được, nhưng ở dây do nước bay hơi ở nhiệt độ sôi nên ta quan sát được rõ ràng ở gần miệng vòi.
A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.
C. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng nhưng chưa rõ ràng.
D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
Đáp án B
Giải thích: Khi quan sát nước đang đun sôi trên bếp, cách xa miệng vòi một khoảng ta mới thấy rõ được hơi nước bay lên. Bởi vì khi nước bay hơi thì ta không quan sát được bằng mắt thường, hơi nước này bay ra xa miệng vòi một khoảng, gặp lạnh (không khí trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn) nên ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ li ti. Vì vậy ta nhìn thấy được bằng mắt thường hiện tượng này. Chúng ta thường bị nhầm rằng đó là
Câu 27 :
• Xét hiện tượng: Quan sát nước đang được đun sôi trên bếp (đang sôi), cách xa miệng vòi một khoảng mới thấy rõ được hơi nước bay lên.
• Giải thích: Do hơi nước bốc lên (nóng) gặp không khí (lạnh) ở ngoài, nên ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti mà nhiều người cho rằng đó là hơi nước, ở gần miệng vòi, ta không thấy được.
A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.
C. Hiện tượng sai - Lờì giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
Đáp án A
Giải thích: Khi quan sát nước đang đun sôi trên bếp, cách xa miệng vòi một khoảng ta mới thấy rõ được hơi nước bay lên. Bởi vì khi nước bay hơi thì ta không quan sát được bằng mắt thường, hơi nước này bay ra xa miệng vòi một khoảng, gặp lạnh (không khí trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn) nên ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ li ti. Vì vậy ta nhìn thấy được bằng mắt thường hiện tượng này. Chúng ta thường bị nhầm rằng đó là
Câu 28 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Sự ngưng tụ hơi nước chỉ xuất hiện vào những ngày thời tiết lạnh.
B. Vào những ngày thời tiết lạnh hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành sương mù.
C. Mây là sự ngưng tụ hơi nước.
D. B và C đúng.
Đáp án D
Giải thích: Sự ngưng tụ là hiện tượng chuyển từ thể khí thành thể lỏng. Vào những ngày trời lạnh, hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành sương mù. Hơi nước trong không khí bay lên cao, gặp lạnh và ngưng tụ lại thành mây.
Câu 29 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Mưa là sự ngưng tụ hơi nước.
B. Hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước.
C. Sự lặp đi lặp lại của sự bay hơi, sự ngưng tụ tạo thành sự tuần hoàn của nước.
D. Hơi nước bay lên gặp ánh nắng mặt trời (nhiệt độ tăng) ngưng tụ lại thành nước.
Đáp án D
Giải thích: Do càng ở trên cao thì không khí càng lạnh. Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành mây.
Câu 30 : Vào những ngày thời tiết lạnh, khi ta nói hay thở thường “ra khói”, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biêu:
Bình: Nhiệt độ trong cơ thể ta cao hơn nhiệt độ bên ngoài, nên ta nói ra khói.
Lan: Khi ta nói hay thở thường phát ra hơi nước. Khi gặp thời tiết lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti bay theo lực thở hay nói, khiến ta lầm tưởng là khói.
Chi: Trời lạnh, bụng ta có nhiều hơi nên khi nói hơi thoát ra ngoài.
A. Bình đúng.
B. Lan đúng.
C. Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan, Chi cùng sai.
Đáp án B
Giải thích: Trong khí ta thở ra có nhiều hơi nước, khi gặp môi trường không khí bên ngoài lạnh hơn thì hơi nước ngưng tụ lại thành các giọt nước nhỏ li ti bay theo khí ta thở hay nói ra ngoài, nên ta tưởng lầm nó là khói.