Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
I. Lý thuyết
1. Sự nóng chảy là gì?
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ:
Ban đầu khi chưa thắp sáng, cây nến ở thể rắn. Khi thắp nến, phần ở đầu nến tiếp xúc với ngọn lửa nóng chuyển sang thể lỏng.
Viên nước đá (ở thể rắn) khi đưa từ nơi trữ lạnh ra ngoài không khí bị tan ra (thành thể lỏng)
2. Đặc điểm của sự nóng chảy
- Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
3. Lưu ý
Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.
Ví dụ: Thủy tinh hay nhựa đường trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của chúng là thay đổi (tiếp tục tăng).
II. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.
B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.
C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.
D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất không đổi
⇒ Đáp án C
Bài 2: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?
Chất | Thép | Đồng | Chì | Kẽm |
Nhiệt độ nóng chảy(oC) | 1300 | 1083 | 327 | 420 |
A. Thỏi thép
B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng.
C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng.
D. Thỏi kẽm.
Nhiệt độ của thép > đồng > kẽm → khi thả hai thỏi thép và kẽm vào đồng đang nóng chảy thì chỉ có kẽm bị nóng chảy theo đồng.
⇒ Đáp án D
Bài 3: Sự nóng chảy là sự chuyển từ
A. thể lỏng sang thể rắn
B. thể rắn sang thể lỏng
C. thể lỏng sang thể hơi
D. thể hơi sang thể lỏng
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
⇒ Đáp án B
Bài 4: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?
A. Đốt một ngọn nến
B. Đun nấu mỡ vào mùa đông
C. Pha nước chanh đá
D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Cho nước vào tủ lạnh để làm đá là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
⇒ Đáp án D
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?
A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.
Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau
⇒ Đáp án A
Bài 6: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?
A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi.
D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.
Câu sai: Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi
A. đun nóng vật rắn bất kì.
B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
C. đun nóng vật trong nồi áp suất.
D. đun nóng vật đến 100oC.
Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó
⇒ Đáp án B
Bài 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, nhiệt độ tăng, cục đá tan thành nước → sự nóng chảy
⇒ Đáp án D
Bài 9: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:
A. -960oC B. 96oC
C. 60oC D. 960oC
Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 960oC
⇒ Đáp án D
Bài 10: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?
A. Thủy ngân B. Rượu
C. Nhôm D. Nước
Nhiệt độ phòng là 23oC mà nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 659oC nên nhôm tồn tại ở thể lỏng phải có nhiệt độ trên 659oC
⇒ Đáp án C
Câu 11 : Khi đun băng phiến, ta nhận thấy trong lúc băng phiến đang nóng chảy thì...
A. Nhiệt độ tiếp tục tăng dần.
B. Nhiệt độ không thay đổi.
C. Nhiệt độ giảm dần.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Đáp án B
Giải thích: Trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, khi đó chỉ xảy ra sự chuyển thể từ rắn sang lỏng.
Câu 12 : Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ...
A. Trạng tháỉ lỏng sang trạng thái rắn.
B. Trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
C. Trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
D. Trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
Đáo án B
Giải thích: Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
Câu 13 : Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng nóng chảy.
A. Nước đá đang tan.
B. Bơ chảy ra khi gặp thời tiết nóng.
C. Tầng Ozone thủng, băng ở Nam cực đang tan dần.
D. Cả 3 hiện tượng trên đều là hiện tượng nóng chảy.
Đáp án D
Giải thích: Nóng chảy là hiện tượng chuyển thể từ thể rắn sang thế lỏng.
Nước đá đang tan là nước chuyển từ thể rắn (đá) sang thể lỏng (nước lỏng).
Bơ nóng chảy ra là chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Băng ở nam cực chuyển từ thể rắn (băng) sang thể lỏng (nước).
Câu 14 : Một vật ở thể rắn có thể tích V1, sau khi nóng chảy có thể tích V2. Kết luận nào sau đây là đúng
A. V1 luôn lớn hơn V2
B. V1 luôn luôn nhỏ hơn V2.
C. V1 = V2.
D. Chưa thể khẳng định được.
Đáp án D
Giải thích: Các chất khác nhau có sự nóng chảy và dãn nở vì nhiệt khác nhau. Vì vậy, khi chuyển thể, a không thể khẳng định được thể tích lúc trước và lúc sau có luôn bằng nhau hay chênh lệch.
Câu 15 : Quan sát đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến, đường biểu diễn trong giai đoạn nóng chảy là:
A. Đường thẳng.
B. Đường thẳng nằm ngang.
C. Đường thẳng nằm xiên.
D. Đường cong.
Đáp án B
Giải thích: Trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, nên đường biểu diễn giai đoạn nóng chảy trong đồ thị nhiệt độ theo thời gian sẽ là đường thẳng nằm ngang.
Câu 16 : Sau giai đoạn nóng chảy, nếu tiếp tục đun nữa thì...
A. Nhiệt độ tiếp tục tăng.
B. Nhiệt độ bắt đầu giảm.
C. Nhiệt độ tiếp tục không thay đổi.
D. Tùy theo chất rắn đó là gì.
Đáp án A
Giải thích: Sau giai đoạn nóng chảy, chất đã chuyển thành thể lỏng, tiếp tục đun thì nhiệt độ của chất lỏng tiếp tục tăng.
Câu 17 : Nước nóng chảy ở nhiệt độ:
A. 0oC
B. 100oC
C. 80oC
D. 10oC
Đáp án A
Giải thích: Nước nóng chảy chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (nước đá tan) ở 0oC.
Câu 18 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một tinh chất.
B. Mỗi tinh chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. Nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy.
D. Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy luôn luôn thay đổi.
Đáp án D
Giải thích:
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một tinh chất. Mỗi tinh chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy.
Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy không thay đổi.
Câu 19 : Người ta lấy nhiệt độ của nước đá đang tan làm mức đo nhiệt độ (nhiệt giai Celsius) vì:
A. Không thể làm nước lạnh thêm được nữa.
B. Nhiệt độ của nước đá đang tan (0oC) không đổi trong suốt quá trình tan.
C. Vì thực tế nước đã đông ở 0oC.
D. A và C đúng.
Đáp án B
Giải thích: Nhiệt độ của nước đá đang tan là xác định (0oC) và nó không đổi trong suốt quá trình đá tan. Vì vậy, người ta dùng nó để làm mức đo nhiệt độ.
Câu 20 : Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng nóng chảy:
A. Đốt một ngọn đèn dầu.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt cháy một mảnh bao nilon.
D. Rót nước sôi vào một ly đá.
Đáp án A
Đốt một ngọn đèn dầu là hiện tượng cháy, gồm sự cháy của bấc đèn và sự cháy của dầu.
Đốt một ngọn nến xảy ra sự nóng chảy của sáp nến, sau đó sáp nến bay hơi và cháy.
Đốt cháy mảnh nilong cũng xảy ra quá trình nóng chảy của nilong, sau đó nó mới cháy.
Rót nước sôi vào ly đá, làm đá tan ra, đây là sự nóng chảy của nước đá.
Câu 21 : Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc của một chất.
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau.
D. Cao hơn hay thấp hơn là tùy theo mỗi tinh chất.
Đáp án C
Giải thích: Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau. Một tinh chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau.
Câu 22 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Một chất bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ đó.
B. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó không đổi.
C. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy hay nhiệt độ đông đặc khác nhau.
D. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó tiếp tục nguội dần.
Đáp án D
Giải thích:
Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau. Một tinh chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Mỗi chất có một nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định. Các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc khác nhau. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó không đổi. Sau quá trình đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó giảm dần (nguội dần).
Câu 23 : Khi cho nước và chì lỏng đông đặc, ta nhận thấy:
A. Chì và nước cùng tăng thể tích.
B. Chì và nước cùng giảm thể tích.
C. Chì tăng còn nước giảm thể tích.
D. Chì giảm còn nước tăng thế tích.
Đáp án D
Giải thích: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích. Tuy nhiên, một số ít chất như đồng, gang, nước thì khi đông đặc lại tăng thể tích. Vậy khi đông đặc thì chì giảm thể tích còn nước thì tăng thể tích.
Câu 24 : Khi cho nước và đồng lỏng đông đặc, ta nhận thấy:
A. Đồng và nước cùng tăng thể tích.
B. Đồng giảm còn nước tăng thể tích.
C. Đồng tăng còn nước giảm thể tích.
D. Đồng và nước cùng giảm thể.tích.
Đáp án A
Giải thích: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích. Tuy nhiên, một số ít chất như đồng, gang, nước thì khi đông đặc lại tăng thể tích. Vậy khi đông đặc thì cả đồng và nước cùng tăng thể tích.
Câu 25 : Khi để nguội dần băng phiến lỏng (đã được đun nóng chảy hoàn toàn), lúc băng phiến bắt đầu đông đặc thì:
A. Nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm dần.
B. Nhiệt độ của băng phiến không thay đổi,
C. Nhiệt độ của băng phiến lại bắt đầu tăng.
D. Cả 3 câu trên cùng sai.
Đáp án B
Giải thích: Băng phiến là một tinh chất có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định. Vì vậy khi để băng phiến lỏng nguội dần, khi bắt đầu đông đặc thì nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Cho đến khi đông đặc hoàn toàn (ở thể rắn) thì băng phiến sẽ giảm nhiệt độ.
Câu 26 : Nước đông đặc ở nhiệt độ:
A. 0oC
B. 10oC
C. 100oC
D. 110oC
Đáp án A
Giải thích: Nước đông đặc ở nhiệt độ 0oC.
Câu 27 : Khi đúc tượng đồng, các quá trình xảy ra như sau:
A. Rắn → lỏng → rắn.
B. Rắn → lỏng.
C. Lỏng → rắn.
D. Lỏng → rắn → lỏng rắn.
Đáp án A
Khi đúc tượng đồng, đồng được nung nóng chảy thành thể lỏng, sau đó đồng lỏng được đổ vào khuôn, chờ nguội, đồng lỏng đông đặc và rắn lại. Ta được sản phẩm đồng đúc sau khi lấy ra khỏi khuôn.
Các quá trình đã xảy ra là: Rắn → lỏng → rắn.
Câu 28 : Khi đun một lượng băng phiến sau đó để nguội, người ta ghi lại được nhiệt độ của băng phiến và vẽ được đồ thị nhiệt độ theo thời gian như hình dưới đây. Thời gian nóng chảy và thời gian đông đặc lần lượt là:
A. 2 ph; 5 ph (BC và EF).
B. 3 ph; 3ph (CD và DE).
C. 2 ph; 3 ph (BC và CD).
D. 6 ph; 5 ph (CE và EF).
Đáp án A
Giải thích: Băng phiến nóng dần lên khi đun từ nhiệt độ gần 550C, đến phút thứ 5, nhiệt độ của băng phiến đạt 800C và nhiệt độ không đổi đến phút thứ 7, tức là trong 2 phút (biểu diễn bằng đoạn BC), đây chính là lúc băng phiến nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C và trong quá trình nóng chảy nhiệt độ này không đổi). Sau khi chuyển thể hoàn toàn thành lỏng, nhiệt độ băng phiến tiếp tục tăng khi đun. Đến phút thứ 10, không đun nữa, nhiệt độ của băng phiến giảm. Đến phút thứ 13, nhiệt độ của băng phiến lại giảm xuống 800C và không đổi đến phút thứ 18, tức là trong 5 phút (biểu diễn bằng đoạn EF), đây chính là lúc băng phiến đông đặc. Sau khi đông đặc hoàn toàn, từ phút thứ 18 trở đi, nhiệt độ của băng phiến rắn tiếp tục giảm.
Câu 29 : Cho đông đặc cùng một thể tích của 3 chất khác nhau: đồng, chì, nước. Chất nào sau đây tăng thể tích:
A. Nước.
B. Đồng và chì.
C. Nước và chì.
D. Nước và đồng.
Đáp án D
Giải thích: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích. Tuy nhiên, một số ít chất như đồng, gang, nước thì khi đông đặc lại tăng thể tích. Vậy khi đông đặc thì đồng và nước tăng thể tích.
Câu 30 : Thả một miếng chì, một miếng thép vào đồng đang nóng chảy, cho rằng nhiệt độ nóng chảy của thép lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của đồng và nhiệt độ nóng chảy của đồng lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của chì.
A. Cả thép và chì cùng nóng chảy theo.
B. Chỉ có chì nóng chảy theo, còn thép thì không.
C. Cả thép và chì cùng không nóng chảy theo.
D. Chỉ có thép nóng chảy theo, còn chì thì không.
Đáp án B
Giải thích: Vì nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn của chì, và thấp hơn của thép. Nên khi thả một miếng chì và thép vào đồng đang nóng chảy thì chì nóng chảy theo còn thép thì không nóng chảy.