Đề thi học kì 1 Địa lí lớp 10 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

Tài liệu 4 Đề thi học kì 1 Địa lí lớp 10 năm học 2021 - 2022 được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Địa 10 của các trường THCS trên cả nước. Thông qua việc luyện tập với đề thi Địa lí lớp 10 học kì 1 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa 10. Chúc các em học tốt!

986
  Tải tài liệu

Đề thi học kì 1 Địa lí lớp 10 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

I.Phần trắc nghiệm(8 điểm )

Câu 1:Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta dùng phương pháp: 0,5 điểm

A. Kí hiệu                                        B. Bản đồ – biểu đồ

C. Kí hiệu đường chuyển động        D. Chấm điểm

Hỏi đáp VietJack

Câu 2:Để thể hiện sự vận chuyển hàng hóa, hành khách,… lên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí nào?0,5 điểm

A. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

B. Phương pháp đường đẳng trị

C. Phương pháp kí hiệu theo đường

D. Phương pháp nền chất lượng

Câu 3:Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần ở vùng: 0,5 điểm

A. Ngoại chí tuyến     B. Nội chí tuyến     C. Xích đạo.     D. Vùng cực

Câu 4:Vào ngày 22/6 Mặt Trời chiếu thẳng góc tại:0,5 điểm

A. Xích đạo     B. Chí tuyến Bắc    C. Chí tuyến Nam     D. Gần vòng cực

Câu 5:Xếp theo thứ tự từ ngoài vào trong các lớp của Trái Đất ta sẽ có:0,5 điểm

A. Vỏ Trái Đất, Manti, nhân Trái Đất

B. Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất

C. Nhân Trái Đất, Manti, vỏ Trái Đất

D. Nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất, Manti

Câu 6:Đặc điểm không đúng của tầng badan là:0,5 điểm

A. Gồm các loại đá nặng hơn so với các tầng ở trên

B. Được hình thành do vật chất nóng chảyphun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại

C. Là thành phần cấu tạo chủ yếu của lớp vỏ đại dương

D. Gồm các loại đá nhẹ và có thành phần cấu tạo chủ yếu của lớp vỏ đại dương

Câu 7:. Đặc điểm của gió Tây ôn đới là: 0,5 điểm

A. Lạnh, ấm     B. Lạnh, khô     C. Mát, ẩm     D. Khô, ẩm

Câu 8:. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của tầng đối lưu:0,5 điểm

A. Là tầng có chiều dày nhỏ nhất so với bốn tầng còn lại

B. Độ dày của tầng có tính đồng nhất cao ở mọi khu vực

C. Là nơi tập trung phần lớn khối lượng không khí của khí quyển

D. Không khí trong tầng chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng

Câu 9:Sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là: 0,5 điểm

A. Sông Nin     B. Sông Amadôn     C. Sông Trường Giang     D. Sông Missisipi

Câu 10:Nước rơi khi gặp nhiệt độ 00C không khí yên tĩnh thì xảy ra hiện tượng: 0,5 điểm

A. Mưa đá     B. Băng tuyết     C.Tuyết rơi     D. Mưa ngâu

Câu 11:Độ phì của đất là:0,5 điểm

A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật

B. Độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển

C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật

D. Lượng chất vi sinh trong đất

Câu 12:Nhân tố đá mẹ có vai trò quyết định đến:0,5 điểm

A. Thành phần khoáng vật trong đất và thành phần cơ giới của đất

B. Thành phần khoáng vật và thành phần hữu cơ của đất

C. Thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ của đất

D. Thành phần cơ giới và thành phần hữu cơ của đất

Câu 13:Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm: 0,5 điểm

A. Toàn bộ vỏ Trái Đất

B. Vỏ Trái Đất và khí quyển bên trên

C. Toàn bộ các địa quyển

D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau

Câu 14:Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là: 0,5 điểm

A. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ

B. Sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ

C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ

D. Sự thay đổi các nhôm đất theo kinh độ

Câu 15:Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là: 0,5 điểm

A. đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp

B. đáy hẹo, đỉnh phình to

C. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp

D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh

Câu 16:Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là: 0,5 điểm

A. Tổng tỉ suất sinh        B. Tỉ suất sinh thô

C. Tỉ suất sinh chung        D. Tỉ suất sinh đặc trưng

Câu 17:. Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh: 0,5 điểm

A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội

B. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội

C. Chính sách phát triển dân số

D. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt…)

Câu 18:. Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh:0,5 điểm

A. Trình độ dân trí, phân bố dân số

B. Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống

C. Phân bố lao động, chất lượng cuộc sống

D. Phân bố lao động, trình độ dân trí

Câu 19:Để thể hiện một mỏ khoáng sản (kim cương, sắt,…) trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu: 0,5 điểm

A. Kí hiệu hình học        B. Kí hiệu chữ

C. Kí hiệu tượng hình        D. Kí hiệu đường

Câu 20:Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện: 0,5 điểm

A. mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt cong

B. mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt phẳng lên mặt cầu

C. mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng

D. mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt phẳng lên mặt phẳng

Câu 21:Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày: 0,5 điểm

A. Dài nhất        B. Ngắn nhất

C. Bằng ban ngày        D. Không xác định được

Câu 22:. Trục tưởng thượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng qũi đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời một góc: 0,5 điểm

A. 90độ     B. 60độ     C. 66độ     D. 66độ33’

Câu 23:Đá bị nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là phong hoá: 0,5 điểm

A. Hoá học     B. Lý học     C. Ẩm ướt     D. Sinh học

Câu 24:Phong hoá lý học xảy ra mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu: 0,5 điểm

A. Khô, nóng    B. Ôn hoà     C. Ẩm ướt     D. Lạnh

Câu 25:Khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật chính nào? 0,5 điểm

A. Rừng cận nhiệt ẩm.        B. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.        D. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

Câu 26:Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa lí nào? 0,5 điểm

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh        B. Quy luật phi địa đới

C. Quy luật nhịp điệu        D. Quy luật địa đới

Câu 27:Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật: 0,5 điểm

A. Địa ô     B. Địa đới     C. Đai cao     D. Thống nhất và hoàn chỉnh

Câu 28:Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép dân số đối với các mặt: 0,5 điểm

A. Kinh tế - xã hội - môi trường        B. Đời sống - dân cư - môi trường

C. Kinh tế - xã hội - văn hoá        D. Kinh tế - xã hội – dân cư

Câu 29:Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là những nơi: 0,5 điểm

A. Có đất đai màu mỡ, có mức độ tập trung công nghiệp cao.

B. Có địa hình cao, khí hậu mát mẻ, có đặc điểm đu lịch.

C. Có lượng mưa rất lớn, có rừng rậm phát triển.

D. Có mặt bằng lớn, có công nghiệp khai thác khoáng sản.

Câu 30:Để tạo ra nền nông nghiệp bền vững thì ngành chăn nuôi kết hợp với ngành: 0,5 điểm

A. Công nghiệp.    B. Thủ công nghiệp.     C. Trồng trọt.    D. Dịch vụ

Câu 31:Cơ sở để phân bố và phát triển ngành chăn nuôi:0,5 điểm

A. Đồng cỏ.    B. Sinh vật.     C. Nguồn thức ăn.     D. Các nhà máy

Câu 32:Năng suất vật nuôi, cây trồng phát triển nhanh nhờ vào: 0,5 điểm

A. Diện tích đất canh tác mở rộng.        B. Nguồn lao động dồi dào.

C. Áp dụng khoa học kỹ thuật.        D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

II.Phần tự luận

Câu 1:1 điểm

Ngoại lực là gì? Vì sao nổi nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời?

Câu 2:1 điểm

Em hãy nêu ví dụ chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với phân bố nông nghiệp?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm(Mỗi câu tương ứng với 0,25 điểm )

Câu 1.

Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp kí hiệu.

Chọn: A.

Câu 2.

Để thể hiện sự vận chuyển hàng hóa, hành khách,… lên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp biểu hiện kí hiệu đường chuyển động để thể hiện các đối tượng địa lí.

Chọn: A.

Câu 3.

Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng Mặt Trời lên thiên đình trong năm xuất hiện hai lần trong vùng nội chí tuyết, một lần ở chí tuyến (Bắc, Nam) và các địa điểm nằm trong vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Chọn: B.

Câu 4.

Vào ngày 22/6 Trái Đất có hướng nghiêng về phía Mặt Trời nên Mặt Trời chiếu thẳng góc tại chí tuyến Bắc còn ngày 22/12 thì Mặt Trời lại chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam.

Chọn: B.

Câu 5.

Xếp theo thứ tự từ ngoài vào trong các lớp của Trái Đất ta sẽ có vỏ Trái Đất, Manti và nhân Trái Đất

Chọn: A.

Câu 6.

Đặc điểm không đúng của tầng badan là gồm các loại đá nhẹ và có thành phần cấu tạo chủ yếu của lớp vỏ đại dương.

Chọn: D.

Câu 7.

Đặc điểm của gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm, thường mang theo mưa và suốt bốn mùa đều có độ ẩm rất cao.

Chọn: C.

Câu 8.

Đặc điểm nào dưới đây không phải là của tầng đối lưu là độ dày của tầng có tính đồng nhất cao ở mọi khu vực.

Chọn: B.

Câu 9.

Ba con sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là: Sông Nin dài 6695km, sông A-ma-dôn dài 6437km và sông I-ê-nit-xây dài 4102km.

Chọn: A.

Câu 10.

Nước rơi khi gặp nhiệt độ 00C không khí yên tĩnh thì xảy ra hiện tượng tuyết rơi.

Chọn: C.

Câu 11.

Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì và độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật.

Chọn: A.

Câu 12.

Nhân tố đá mẹ có vai trò quyết định đến thành phần khoáng vật trong đất và thành phần cơ giới của đất.

Chọn: A.

Câu 13.

Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Chọn: D.

Câu 14.

Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ.

Chọn: C.

Câu 15.

Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.

Chọn: C.

Câu 16.

Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là tỉ suất tử thô.

Chọn: B.

Câu 17.

Nhân tố ít tác động đến tỉ suất sinh là các thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa, lũ lụt…).

Chọn: D.

Câu 18.

Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống.

Chọn: B.

Câu 19.

Để thể hiện một mỏ khoáng sản (kim cương, sắt,…) trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu hình học.

Chọn: A.

Câu 20.

Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.

Chọn: C.

Câu 21.

Vào ngày 22 – 12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam nên tất cả các địa điểm ở bán cầu Nam đều có ngày dài nhất trong năm và đêm cũng ngắn nhất trong năm.

Chọn: A.

Câu 22.

Trục tưởng thượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng qũi đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời một góc là 66độ 33’.

Chọn: D.

Câu 23.

Đá bị nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là phong hoá lý học.

Chọn: B.

Câu 24.

Phong hoá lý học xảy ra mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu lạnh, sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng bang của nước, sự kết tinh của các chất muối,…

Chọn: D.

Câu 25.

Khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật chính là rừng nhiệt đới, xích đạo.

Chọn: D.

Câu 26.

Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa đới. Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.

Chọn: D.

Câu 27.

Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Chọn: D.

Câu 28.

Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép dân số đối với các mặt kinh tế - xã hội - môi trường.

Chọn: A.

Câu 29.

Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là những nơi có đất đai màu mỡ, có mức độ tập trung công nghiệp cao.

Chọn: A.

Câu 30.

Để tạo ra nền nông nghiệp bền vững thì ngành chăn nuôi kết hợp với ngành trồng trọt, tiêu thụ các sản phẩm của ngành trồng trọt và ngược lại cung cấp phân bón, sức kéo,... cho ngành trồng trọt.

Chọn: C.

Câu 31.

Cơ sở để phân bố và phát triển ngành chăn nuôi các nguồn thức ăn.

Chọn: C.

Câu 32.

Năng suất vật nuôi, cây trồng phát triển nhanh nhờ vào áp dụng khoa học kỹ thuật.

Chọn: C.

II.Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm).

- Ngoại lực: (0,5 điểm)

+ Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

+ Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người.

- Nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời vì: dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ mặt trời. (0,5 điểm)

Câu 2 (1 điểm).

- Nhân tố tự nhiên: (0,5 điểm)

+ Đất: ở các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ có thể chuyên canh hoặc đa canh cây lương thực quy mô lớn, cho năng suất cao.

+ Khí hậu – nước: cây cao su phát triển được ở vùng Đông Nam Bộ bởi khí hậu ở đây có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

+ Sinh vật: trên các cao nguyên có đồng cỏ rộng có thể chăn nuôi gia súc lớn như bò sữa, bò thịt, dê,...

- Nhân tố kinh tế - xã hội: (0,5 điểm)

+ Dân cư lao động: vùng Đồng bằng sông Hồng có dân cư đông, tỉ lệ lao động nông nghiệp cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Sở hữu ruộng đất: chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp: các hình thức lai tạo giống mới giúp tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi.

+ Thị trường tiêu thụ tác động đến giá cả và điều tiết việc sản xuất, ví dụ gia cầm được nuôi tập trung quanh các thành phố lớn do có thị trường tiêu thụ mạnh.

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

I.Phần trắc nghiệm (8 điểm )

Câu 1:. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: 0,5 điểm

A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu        B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu

C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu        D. Sự khác nhau về kết cấu kí hiệu

Hỏi đáp VietJack

Câu 2:Để thể hiện các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp,… người ta dùng phương pháp nào? 0,5 điểm

A. Phương pháp kí hiệu        B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. Phương pháp chấm điểm       D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Câu 3:Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Nam trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở:0,5 điểm

A. Hướng chính đông        B. Hướng chếch về phía Đông Nam

C. Hướng chếch về phía Đông Bắc        D. Hướng chính Bắc

Câu 4:Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ:0,5 điểm

A. Giảm dần khi đến gần ngày 3 – 1 và tăng dần khi đến gần ngày 5 - 7

B. Tăng dần khi đến gần ngày 3 – 1 và giảm dần khi đến gần ngày 5 – 7

C. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo

D. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo trừ vào hai ngày 3 – 1 và 5 - 7

Câu 5:Nhật Bản nằm ở vành đai lửa: 0,5 điểm

A. Đại Tây Dương        B. Thái Bình Dương

C. Ấn Độ Dương        D. Bắc Băng Dương

Câu 6:Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua: 0,5 điểm

A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa

B. Hiện tượng El Nino

C. Hiện tượng bão lũ

D. Mưa bão và tạo núi

Câu 7:Nhiệt độ càng giảm khí áp càng: 0,5 điểm

A. thấp     B. trung bình     C. cao     D. không thay đổi

Câu 8:Nhận định nào dưới đây chưa chính xác với tầng giữa: 0,5 điểm

A. Tầng giữa nằm ở độ cao cách đỉnh của tầng đối lưu từ 50 – 80km

B. Nhiệt độ tầng giữa giảm mạnh theo độ cao

C. Nhiệt độ ở đỉnh tầng giữa có thể hạ xuống – 80độ C

D. Mật độ không khí ở tầng giữa thấp hơn nhiều so với ở tầng đối lưu

Câu 9:Sương mù được sinh ra trong điều kiện: 0,5 điểm

A. Độ ẩm cao, khí quyển ổn định chiều thẳng đứng

B. Độ ẩm trung bình, có gió nhẹ

C. Độ ẩm thấp, khí quyển ổn định

D. Độ ẩm cao, có gió nhẹ và khí quyển ổn định theo chiều ngang

Câu 10:Độ muối trung bình của nước biển có sự thay đổi không tuỳ thuộc vào tương quan:0,5 điểm

A. Giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển

B. Giữa tốc độ gió và tốc độ chảy của dòng biển

C. Giữa độ bốc hơi với nhiệt độ nước biển

D. Giữa diện tích mặt nước với độ muối của vùng biển

Câu 11:Sự phân bố thực vật và đất theo độ cao chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố: 0,5 điểm

A. Nhiệt độ và độ ẩm không khí        B. Nhiệt độ và áp suất không khí

C. Độ ẩm không khí và áp suất không khí        D. Nhiệt độ và thời gian chiếu sáng

Câu 12:Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào? 0,5 điểm

A. Rừng lá kim.     B. Thảo nguyên.     C. Rừng cận nhiệt ẩm.     D. Xavan.

Câu 13:Lớp vỏ địa lí còn được gọi là: 0,5 điểm

A. Lớp phủ thực vật        B. Lớp vỏ cảnh quan

C. Lớp vỏ Trái Đất        D. Lớp thổ nhưỡng

Câu 14:Xây dựng các đập thuỷ điện sẽkhông dẫn đến sự biến đổi: 0,5 điểm

A. Môi trường sinh thái        B. Dòng chảy ở thượng lưu

C. Sinh vật, thổ nhưỡng        D. Dòng chảy ở hạ lưu

Câu 15:Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá dựa vào các chỉ số sau: 0,5 điểm

A. Tỷ lệ người biết chữ từ > 15 tuổi, số năm của người đi học> 25 tuổi

B. Tỷ lệ người hoạt động văn hoá, tỷ lệ người biết chữ trên 15 tuổi

C. Tỷ lệ người mù chữ, tỷ lệ người có bằng cấp văn hoá trên 20 tuổi

D. Tỷ lệ người hoạt động văn hoá, người có bằng cấp văn hóa trên 25 tuổi

Câu 16:Đặc điểm quần cư nông thôn: 0,5 điểm

A. Cư trú phân tán theo không gian và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

B. Cư trú phân tán theo không gian và hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. Cư trú tập trung và hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

D. Cư trú tập trung và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp.

Câu 17:Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới:0,5 điểm

A. Phân bố sản xuất

B. Tổ chức đời sống xã hội

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước

D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia

Câu 18:. Phương pháp kí hiệu biểu hiện các đối tượng: 0,5 điểm

A. Phân bố theo diện tích        B. Phân bố theo điểm

C. Phân bố theo đường chuyển động        D. Phân bố theo vùng

Câu 19:Các kí hiệu được đặt: 0,5 điểm

A. Chính xác vào vị trí của đối tượng trên bản đồ

B. Bên cạnh vị trí của đối tượng trên bản đồ

C. Gần vị trí của đối tượng trên bản đồ

D. Để xa vị trí của đối tượng trên bản đồ

Câu 20:Hướng chuyển động của các hành tinh trên qũi đạo quanh Mặt Trời là: 0,5 điểm

A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh

B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh

C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh

D. Thuận chiều kim đồng hồ

Câu 21:Trái Đất gồm 3 lớp, đó là:0,5 điểm

A. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, lớp nhân trong.

C. Lớp nhân trong, lớp Mant, lớp vỏ lục địa.

D. Lớp Manti lớp vỏ lục địa, lớp nhân.

Câu 22:Thạch quyển bao gồm: 0,5 điểm

A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ Trái Đất.

D. Lớp vỏ Trái Đất.

Câu 23:Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào lúc:0,5 điểm

A. Mùa hạ là mùa mưa nhiều        B. Mùa xuân là mùa tuyết tan

C. Mùa đông là mùa mưa nhiều        D. Mùa thu là mùa bắt đầu có tuyết rơi

Câu 24:. Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô"?0,5 điểm

A. Khí hậu xích đạo.        B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới lục địa.        D. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Câu 25:. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có nhóm đất chính nào?0,5 điểm

A. Đất đen     B. Đất đỏ nâu    C. Đất xám     D. Đất đỏ vàng (feralit)

Câu 26:Lớp vỏ cảnh quan là:0,5 điểm

A. Lớp thực vật trên bề mặt đất

B. Lớp thạch quyển cùng lớp sinh quyển trên bề mặt đất

C. Lớp trên bề mặt Trái Đất có sự tác động qua lại giữa các quyển

D. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa

Câu 27:Vòng đai lạnh trên Trái Đất có vị trí:0,5 điểm

A. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10độ C và 0độC của tháng nóng nhất

B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10độC và 0độC

C. Nằm từ vĩ tuyến 50độ đến vĩ tuyến 70độ

D. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70độ

Câu 28:Vòng đai băng giá vĩnh cửu có đặc điểm: 0,5 điểm

A. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0độC

B. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0độC

C. Nằm từ vĩ tuyến 700 lên cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0độC

D. Nằm từ vĩ tuyến 700 lên cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0độC

Câu 29:Dân số lao động là: 0,5 điểm

A. Những người lao động có một nghề nghiệp cụ thể

B. Những người lao động có thu nhập

C. Những người lao động có hưởng lương

D. Những người trong độ tuổi lao động

Câu 30:Trong mấy thập niên gần đây số người lao động trên thế giới tăng lên nhờ: 0,5 điểm

A. Dân số thế giới tăng nhanh

B. Phụ nữ tham gia vào hoạt động sản xuất

C. Kinh tế thế giới phát triển nên có nhiều việc làm

D. Dân số thế giới đang có xu thế già lên

Câu 31:Trang trại nông nghiệp có đặc điểm: 0,5 điểm

A. Không thuê mướn lao động

B. Sản xuất tự cấp, tụ túc

C. Hình thức phát triển cao nhất

D. Sản xuất hàng hóa, hướng chuyên môn hóa và thâm canh cao

Câu 32:Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính gặp khó khăn lớn nhất thường là:0,5 điểm

A. Tình trạng thiếu lương thực        B. Thiếu các đồng cỏ tự nhiên

C. Thiếu vốn đầu tư        D. Thiếu giống tốt, trình độ kỹ thuật

II.Phần tự luận

Câu 11 điểm

Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?

Câu 2:1 điểm

Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm )

Câu 1.

Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

Chọn: B.

Câu 2.

Để thể hiện các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp,… người ta dùng phương pháp kí hiệu.

Chọn: A.

Câu 3.

Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Nam trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở hướng chếch về phía Đông Bắc.

Chọn: C.

Câu 4.

Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ giảm dần khi đến gần ngày 3 – 1 và tăng dần khi đến gần ngày 5 - 7.

Chọn: A.

Câu 5.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Bắt đầu từ phía Tây Nam Mĩ lên tây Hoa Kì kéo sang Nhật Bản, Philippin, Indonexia,…

Chọn: B.

Câu 6.

Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa.

Chọn: A.

Câu 7.

Khi nhiệt độ giảm sẽ làm cho không khí co lại, tỉ trọng tăng lên nên khí áp tăng (cao) và ngược lại.

Chọn: C.

Câu 8.

Đặc điểm của tầng giữa là nằm ở độ cao cách đỉnh của tầng đối lưu từ 75 – 80km, nhiệt độ tầng giữa giảm mạnh theo độ cao và nhiệt độ ở đỉnh tầng giữa có thể hạ xuống – 800C và mật độ không khí ở tầng giữa thấp hơn nhiều so với ở tầng đối lưu.

Chọn: A.

Câu 9.

Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm cao, khí quyển ổn định chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.

Chọn: A.

Câu 10.

Độ muối trung bình của nước biển có sự thay đổi tuỳ thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển hoặc giữa tốc độ gió và tốc độ chảy của dòng biển và giữa độ bốc hơi với nhiệt độ nước biển.

Chọn: D.

Câu 11.

Sự phân bố thực vật và đất theo độ cao chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ và độ ẩm không khí.

Chọn: A.

Câu 12.

Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật chính là rừng lá kim.

Chọn: A.

Câu 13.

Lớp vỏ địa lí còn được gọi là lớp vỏ cảnh quan.

Chọn: B.

Câu 14.

Xây dựng các đập thuỷ điện không chỉ dẫn đến sự biến đổi dòng chảy ở hạ lưu các con sông, sự thay đổi của môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng tới cả sinh vật và thổ nhưỡng.

Chọn: B.

Câu 15.

Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá dựa vào các chỉ số tỷ lệ người biết chữ từ > 15 tuổi và số năm của người đi học > 25 tuổi.

Chọn: A.

Câu 16.

Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

Chọn: A.

Câu 17.

Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng tới sự phân bố sản xuất, tổ chức các hoạt động trong đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Chọn: C.

Câu 18.

Phương pháp kí hiệu biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm như điểm dân cư, mỏ khoáng sản,…

Chọn: B.

Câu 19.

Các kí hiệu được đặt vào chính xác vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

Chọn: A.

Câu 20.

Hướng chuyển động của các hành tinh trên qũi đạo quanh Mặt Trời là ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh.

Chọn: B.

Câu 21.

Trái Đất gồm 3 lớp, đó là: Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti và lớp nhân trong.

Chọn: B.

Câu 22.

Thạch quyển gồm có phần trên của lớp manti (đến độ sâu khoảng 100km) và vỏ Trái Đất (tầng trầm tích, badan và tầng granit).

Chọn: C.

Câu 23.

Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào lúc mùa xuân vì khi đó là mùa tuyết tan.

Chọn: B.

Câu 24.

Sông ngòi ở khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô", có sự phân mùa rõ rệt trong một năm.

Chọn: B.

Câu 25.

Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có nhóm đất chính là đất đỏ nâu.

Chọn: B.

Câu 26.

Lớp vỏ cảnh quan là lớp trên bề mặt Trái Đất có sự tác động qua lại giữa các quyển.

Chọn: C.

Câu 27.

Vòng đai lạnh trên Trái Đất có vị trí nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10độC và 0độ C của tháng nóng nhất.

Chọn: A.

Câu 28.

Vòng đai băng giá vĩnh cửu có đặc điểm là nằm bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0độC.

Chọn: B.

Câu 29.

Dân số lao động là những người lao động có một nghề nghiệp cụ thể.

Chọn: A.

Câu 30.

Trong mấy thập niên gần đây số người lao động trên thế giới tăng lên nhờ vào sự tham gia tích cực của phụ nữ vào các hoạt động sản xuất.

Chọn: B.

Câu 31.

Trang trại nông nghiệp có đặc điểm là sản xuất hàng hóa, hướng chuyên môn hóa và thâm canh cao.

Chọn: D.

Câu 32.

Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính gặp khó khăn lớn nhất thường là tình trạng thiếu lương thực.

Chọn: A.

II.Phần tự luận

Câu (1 điểm).

- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa. (0,5 điểm)

- Hoạt động sản xuất của con người bị chi phối bởi nhịp điệu mùa, đặc biệt với ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. (0,5 điểm)

Câu 2 (1 điểm).

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lý. (0,25 điểm)

- Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại ảnh hưởng nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. (0,5 điểm)

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lý của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. (0,25 điểm)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

I.Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:0,5 điểm

A. Cực     B. Vòng cực     C. Chí tuyến     D. Xích đạo
Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Phương pháp thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng,… là phương pháp: 0,5 điểm

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. Phương pháp chấm điểm

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Câu 3: Hệ Mặt Trời có các đặc điểm nào dưới đây:0,5 điểm

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.

B. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và các thiên thể khác trong hệ.

C. Mặt Trời ở trung tâm Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

D. Trái Đất ở trung tâm Mặt Trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

Câu 4: Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm? 0,5 điểm

A. Ngày 21 – 3.     B. Ngày 22 – 6.     C. Ngày 23 – 9.     D. Ngày 22 – 12.

Câu 5: Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo:0,5 điểm

A. Tách rời nhau        B. Xô vào nhau

C. Hút chờm lên nhau        D. Không thể rời xa nhau

Câu 6: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như:0,5 điểm

A. Hàm ếch sóng vỗ, nền cổ… ở bờ biển

B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển

C. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ

D. Vịnh biển có dạng hàm ếch

Câu 7: Frond nội tuyến được nằm giữ 2 khối khí:0,5 điểm

A. ôn đới - chí tuyến        B. Chí tuyến - xích đạo

C. Ôn đới - hàn đới        D. Xích đạo – ôn đới

Câu 8: Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận0,5 điểm

A. tới khí quyển sổ lại phản hồi và không gian.

B. được bề mặt Trái Đất hấp thụ.

C. được khí quyển hấp thụ

D. tới bề mặt Trái Đất rồi lại phản hồi và không gian.

Câu 9: Ở vùng núi, nơi nào mưa nhiều hơn: 0,5 điểm

A. Sườn đón gió     B. Sườn khuất gió     C. Chân núi     D. Đỉnh núi

Câu 10: Trên các lục địa, ở vĩ tuyến 300 vĩ Bắc từ Đông sang Tây lượng mưa phân bố 0,5 điểm

A. Tăng dần    B. Giảm dần    C. Không giảm    D. Khó xác định

Câu 11: Vùng có nhiệt độ thấp thường phân bố những loại thực vật: 0,5 điểm

A. Xương rồng, cây lá rộng        B. Cây lá kim, đồng cỏ xanva

C. Cây bụi thấp, lá kim        D. Cây lá cứng, cây lá rộng

Câu 12: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật chính nào?0,5 điểm

A. Thảo nguyên.        B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.        D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 13: Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật nào? 0,5 điểm

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh        B. Quy luật địa đới

C. Quy luật nhịp điệu        D. Quy luật phi địa đới

Câu 14: Qui luật địa đới là: 0,5 điểm

A. Sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ

B. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ

C. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo kinh độ

D. Sự thay đổi của khí hậu, sinh vật, đất đai theo vĩ độ và theo đai cao

Câu 15: Chủng tộc Môngôlốit phân bố chủ yếu ở châu lục: 0,5 điểm

A. Châu Á và châu Mĩ        B. Châu Mĩ và châu Đại Dương

C. Châu Á và Châu Đại Dương        D. Châu Mĩ và châu Âu

Câu 16: Các yếu tố không có tác động đến tỉ suất sinh là:0,5 điểm

A. Tự nhiên – sinh học

B. Phong tục tập quán, tâm lí xã hội

C. Sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách

D. Các thiên tai tự nhiên (động đất, núi lửa,…)

Câu 17: Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng: 0,5 điểm

A. 0 – 14 tuổi     B. 0 – 15 tuổi     C. 0 – 16 tuổi     D. 0 – 17 tuổi

Câu 18: Nhóm nước dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tương ứng là:0,5 điểm

A. Trên 25%     B. Trên 35%    C. Trên 30%     D. Trên 32 %

Câu 19: Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là:0,5 điểm

A. Hình nón     B. Hình trụ     C. Mặt phẳng     D. Mặt nghiêng

Câu 20:Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là:0,5 điểm

A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu

B. Do hình dạng mặt chiếu

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

D. Do đặc điểm lưới chiếu

Câu 21: Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:0,5 điểm

A. Hình nón     B. Mặt phẳng     C. Hình trụ     D. Hình lục lăng

Câu 22:. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:0,5 điểm

A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh

B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

Câu 23: Bề mặt Trái Đất được chia ra làm: 0,5 điểm

A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

Câu 24: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính nào?: 0,5 điểm

A. Đất nâu và xám        B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm

C. Đất đỏ, nâu đỏ        D. Đất đỏ vàng (feralit)

Câu 25: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:0,5 điểm

A. Tầng badan không nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lý

B. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu

C. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa

D. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau

Câu 26: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là: 0,5 điểm

A. Đáy thềm lục địa        B. Độ sâu khoảng 5000m

C. Độ sâu khoảng 8000m        D. Vực thẳm đại dương

Câu 27: Động lực phát triển dân số thế giới là:0,5 điểm

A. Sự gia tăng tự nhiên        B. Sự sinh đẻ và di cư

C. Sự gia tăng cơ học        D. Sự gia tăng dân số

Câu 28: Đặc điểm chung của kết cấu theo giới trên thế giới hiện nay là:0,5 điểm

A. Lúc mới sinh nam thường nhiều hơn nữ, ở tuổi già nữ thường nhiều hơn nam

B. Nam nhiều hơn nữ lúc mới sinh, lúc ở tuổi bình thường và cả khi về già

C. Lúc mới sinh nam thường nhiều hơn nữ, ở tuổi già nữ thường nhiều hơn nam

D. Lúc mới sinh nữ thường nhiều hơn nam, ở tuổi già nam thường nhiều hơn nữ

Câu 29: Kiểu tháp tuổi mở rộng, biểu hiện cho một dân số:0,5 điểm

A. Tăng nhanh     B. Tăng chậm    C. Không tăng    D. Giảm xuống

Câu 30:Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực: 0,5 điểm

A. Vai trò        B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ

C. Mức độ ảnh hưởng        D. Thời gian

Câu 31: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành0,5 điểm

A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế

C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội

D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp

Câu 32: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố::0,5 điểm

A. Cần thiết cho quá trình sản xuất

B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác

C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất

D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất

II.Phần tự luận

Câu 1: (1 điểm).

Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 2: (1 điểm).

Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất....)?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

Câu 1.

Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí cực.

Chọn: A.

Câu 2.

Phương pháp thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng,… là phương pháp kí hiệu.

Chọn: A.

Câu 3.

Mặt Trời ở trung tâm Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.

Chọn: C.

Câu 4.

Ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm. Vào ngày 22 – 12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam nên tất cả các địa điểm ở bán cầu Nam đều có ngày dài nhất trong năm.

Chọn: D.

Câu 5.

Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.

Chọn: D.

Câu 6.

Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như: Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn,… ở bờ biển.

Chọn: B.

Câu 7.

Frond nội tuyến được nằm giữ 2 khối khí chí tuyết và khối khí xích đạo.

Chọn: B.

Câu 8.

Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận được bề mặt Trái Đất hấp thụ.

Chọn: B.

Câu 9.

Ở vùng núi, sườn đón gió là nơi luôn có lương mưa lớn nhất.

Chọn: A.

Câu 10.

Trên các lục địa, ở vĩ tuyến 300 vĩ Bắc từ Đông sang Tây lượng mưa phân bố giảm dần.

Chọn: B.

Câu 11.

Vùng có nhiệt độ thấp thường phân bố những loại thực vật cây bụi thấp và các loại cây lá kim.

Chọn: C.

Câu 12.

Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật chính là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Chọn: B.

Câu 13.

Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật phi địa đới.

Chọn: D.

Câu 14.

Qui luật địa đới là sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

Chọn: B.

Câu 15.

Chủng tộc Môngôlôít phân bố chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ.

Chọn: A.

Câu 16.

Các yếu tố quan trọng nhất tác động đến tỉ suất sinh là Tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán, tâm lí xã hội và sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách.

Chọn: D.

Câu 17.

Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng từ 0 – 14 tuổi.

Chọn: A.

Câu 18.

Nhóm nước dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tương ứng là trên 35% (tham khảo thêm bảng trong SGK trang 90).

Chọn: B.

Câu 19.

Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là hình nón, hình trụ và mặt phẳng.

Chọn: D.

Câu 20.

Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu.

Chọn: A.

Câu 21.

Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là mặt phẳng.

Chọn: B.

Câu 22.

Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Chọn: C.

Câu 23.

Bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

Chọn: B.

Câu 24.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit).

Chọn: D.

Câu 25.

Nhận định chưa chính xác là giới hạn trên của lớp vỏ địa lí không phải là giới hạn trên của tầng bình lưu mà là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.

Chọn: B.

Câu 26.

Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là giới hạn dưới của lớp vỏ phong hoá còn giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là vực thẳm đại dương.

Chọn: D.

Câu 27.

Động lực phát triển dân số thế giới là sự gia tăng dân số tự nhiên. Gia tăng dân số tự nhiên là mức độ gia tăng dân số trong một quốc gia tự sinh ra (tỷ suất sinh thô và mất đi (tỷ suất tử thô).

Chọn: A.

Câu 28.

Đặc điểm chung của kết cấu theo giới trên thế giới hiện nay là lúc mới sinh nam thường nhiều hơn nữ, ở tuổi trưởng thành nam nữ gần ngang nhau và khi ở tuổi già nữ thường nhiều hơn nam.

Chọn: A.

Câu 29.

Kiểu tháp tuổi mở rộng có đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.

Chọn: A.

Câu 30.

Nhân tố căn cứ để phân loại nguồn lực là nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

Chọn: B.

Câu 31.

Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Chọn: C.

Câu 32.

Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố cần thiết cho quá trình sản xuất.

Chọn: A.

II.Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm).

- Sự luân phiên ngày, đêm: Vì Trái Đất hình khối cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt luân phiên ngày đêm. (0,25 điểm)

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: (0,5 điểm)

+ Trái Đất hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên mỗi mơi sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, mỗi địa điểm sẽ có giờ khác nha

+ Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến, giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế, đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch.

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục thì mọi vật di chuyển trên bề mặt có sự lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái. (0,25 điểm)

Câu 2 (1 điểm).

- Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. (0,5 điểm)

- Phân biệt:

+ Lớp vỏ Trái Đất: là lớp vỏ cứng, mỏng, có chiều dày từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa), được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích badan, granit). (0,25 điểm)

+ Lớp vỏ địa lý có chiều dày từ 30 đến 35km tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. Thành phần của lớp vỏ địa lý gồm khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển, chúng xâm nhập và tác động lẫn nhau. (0,25 điểm)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

I. Phần trắc nghiệm(8 điểm )

Câu 1:Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu:0.5 điểm

A. Hình trụ đứng     B. Hình nón đứng     C. Phương vị đứng     D. Hình nón ngan
Hỏi đáp VietJack

Câu 2:Giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra là phép chiếu:0.5 điểm

A. Phép chiếu phương vị        B. Phép chiếu hình nón

C. Phép chiếu hình trụ        D. Phép chiếu hình nón đứng

Câu 3:Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:0.5 điểm

A. 149,6 nghìn km    B. 149,6 triệu km     C. 149,6 tỉ km    D. 140 triệu km

Câu 4:Lực Côriolic là lực: 0.5 điểm

A. Làm các vật được đứng yên trên bề mặt đất

B. Làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất

C. Làm các vật thể có trọng lực

D. Làm các vật thể có thể di chuyển trên bề mặt đất

Câu 5:Đá bị dạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của:0.5 điểm

A. phong hóa hóa học        B. phong hóa lí học

C. quá trình xâm thực        D. quá trình bóc mòn

Câu 6:Lớp nhân ngoài của Trái ĐấtM không có đặc điểm là: 0.5 điểm

A. Độ sâu từ 2900 đến 5100km        B. Áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm

C. Vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng        D. Chứa nhiều vật chất khó xác định

Câu 7:Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ: 0.5 điểm

A. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp xích đạo        B. Hạ áp ôn đới về áp cực

C. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới        D. Hạ áp ôn đới về cao áp cận chí tuyến

Câu 8:Đặc điểm không đúng với khí Cacbonic ở tầng đối lưu là: 0.5 điểm

A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ

B. Có tác dụng giữ lại gần 1/5 lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian.

C. Khi tỉ lệ này tăng lên sẽ gây nhiều tác hại cho sức khoẻ con người

D. Chiếm tỉ lệ lớn và không gây hại cho con người

Câu 9:. Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt tụ lại, đó là: 0.5 điểm

A. Mưa    B. Mây     C. Sương mù     D. Ngưng đọng hơi nước

Câu 10:Vùng dễ sinh ra hoang mạc là vùng nằm dưới: 0.5 điểm

A. Cao áp cận chí tuyến        B. Hạ áp xích đạo

C. Hạ áp ôn đới        D. Cao áp cực

Câu 11:Thổ nhưỡng là: 0.5 điểm

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp

Câu 12:Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào? 0.5 điểm

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.        B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng cận nhiệt ẩm.        D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 13:Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất biểu hiện của quy luật: 0.5 điểm

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh        B. Quy luật địa đới

C. Quy luật nhịp điệu        D. Quy luật phi địa đới

Câu 14:Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới? 0.5 điểm

A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới

B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn

C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn

D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực

Câu 15:Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: 0.5 điểm

A. Sinh đẻ và tử vong        B. Sinh đẻ và di cư

C. Di cư và tử vong        D. Di cư và chiến tranh dich bệnh

Câu 16:Chức năng chính trong hoạt động kinh tế ở nông thôn: 0.5 điểm

A. Công nghiệp    B. Dịch vụ     C. Xây dựng     D. Nông - Lâm - Ngư

Câu 17:Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?0.5 điểm

A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều

B. Phong tục tập quán lạc hậu

C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao

D. Mức sống cao, đời sống dân trí được cải thiện

Câu 18:Phép chiếu phương vị đứng có độ chính xác ở vùng:0.5 điểm

A. Xích đạo     B. Vĩ độ trung bình     C. Vĩ độ cao     D. Vùng cực, cận cực

Câu 19:Phép chiếu hình nón đứng có độ chính xác ở vùng: 0.5 điểm

A. Xích đạo     B. Vĩ độ trung bình     C. Vĩ độ cao     D. Vùng cực, cận cực

Câu 20:Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu: 0.5 điểm

A. Phép chiếu phương vị        B. Phép chiếu hình nón

C. Phép chiếu hình trụ        D. Phép chiếu hình nón đứng

Câu 21:Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu nào?0.5 điểm

A. Phép chiếu phương vị        B. Phép chiếu hình nón

C. Phép chiếu hình trụ        D. Phép chiếu phương vị đứng

Câu 22:Khi triển khai hình (phép chiếu hình nón) nón ta được một bản đồ hình: 0.5 điểm

A. nón     B. quạt     C. tròn     D. vuông

Câu 23:Nhận định nào dưới đâychưa chính xác về hệ Mặt Trời: 0.5 điểm

A. Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng

B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời

C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng

D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay

Câu 24:Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng: 0.5 điểm

A. Tròn    B. Ê líp     C. Không xác định     D. Cầu

Câu 25:Khu vực không có Mặt Trời lên thiên đỉnh là: 0.5 điểm

A. Vùng cực     B. Xích đạo     C. Chí tuyến Bắc     D. Chí tuyến Nam

Câu 26:Nội lực là: 0.5 điểm

A. lực phát sinh từ vũ trụ.

B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.

D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Câu 27:Ngoại lựckhông tác động đến: 0.5 điểm

A. Địa hình trên bề Trái Đất

B. Các vùng đồi núi của Trái Đất

C. Sự sắp xếp các dòng vật chất theo trọng lực

D. Các dòng chảy và đồng bằng trên Trái Đất

Câu 28:. Mật độ dân số là:0.5 điểm

A. Số dân sống trên một diện tích lãnh thỗ

B. Số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích là km2

C. Số người sống trên một km2

D. Số người hiện cư trú trên một lãnh thỗ

Câu 29:. Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới:0.5 điểm

A. Đông Á     B. Nam Á     C. Tây Âu     D. Bắc Mỹ

Câu 30:Cây lương thực chính được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, úc:0.5 điểm

A. Lúa mì.     B. Lúa mạch.     C. Lúa gạo.    D. Ngô.

Câu 31:Cây lương thực phụ ở miền ôn đới là: 0.5 điểm

A. Lúa mạch.    B. Khoai lang.     C. Sắn.    D. Cao lương.

Câu 32:Cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu của các nước: 0.5 điểm

A. Các nước NIC.

B. Các nước tư bản phát triển.

C. Các nước đang phát triển vùng cận nhiệt.

D. Các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mĩ.

II. Phần tự luận

Câu 1:1 điểm

Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?

Câu 2:1 điểm

Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm(Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm )

Câu 1.

Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu hình trụ đứng.

Chọn: A.

Câu 2.

Phép chiếu hình trụ giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra. Các vĩ tuyến ở gần xích đạo bị dãn ít, càng xa xích đạo càng bị dãn nhiều.

Chọn: C.

Câu 3.

Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km, đó là một khoảng cách lí tưởng để Trái Đất nhận được một lượng bức xạ ánh sáng cần thiết để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

Chọn: B.

Câu 4.

Lực Côriolic là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.

Chọn: B.

Câu 5.

Đá bị dạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của phong hóa lí học.

Chọn: B.

Câu 6.

Lớp nhân ngoài của Trái Đất có đặc điểm là: Độ sâu từ 2900 - 5100km, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm và vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng.

Chọn: D.

Câu 7.

Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới với hướng thổi thường Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam.

Chọn: C.

Câu 8.

Đặc điểm khí Cacbonic ở tầng đối lưu là: Chiếm tỉ lệ rất nhỏ, có tác dụng giữ lại gần 1/5 lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian giúp Trái Đất ấm hơn và khi tỉ lệ này tăng lên sẽ gây nhiều tác hại cho sức khoẻ con người.

Chọn: D.

Câu 9.

Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt tụ lại thành từng đám, đó là mây.

Chọn: B.

Câu 10.

Vùng dễ sinh ra hoang mạc là vùng nằm dưới vùng cao áp cận chí tuyến.

Chọn: A.

Câu 11.

Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

Chọn: B.

Câu 12.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính là rừng nhiệt đới ẩm.

Chọn: D.

Câu 13.

Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật là biểu hiện của quy luật địa đới.

Chọn: B.

Câu 14.

Hiện tượng biểu hiện cho qui luật địa đới là sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

Chọn: D.

Câu 15.

Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định là sinh đẻ và tử vong.

Chọn: A.

Câu 16.

Chức năng chính trong hoạt động kinh tế ở nông thôn nông – lâm – ngư. Hiện nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, nông thôn còn có chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông sản), thủ công nghiệp, thể thao, du lịch,…

Chọn: D.

Câu 17.

Nhân tố làm cho tỉ suất sinh cao là phong tục tập quán lạc hậu, tâm lí xã hội, các yếu tố tự nhiên – sinh học, các chính sách phát triển dân số,…

Chọn: B.

Câu 18.

Phép chiếu phương vị đứng có độ chính xác ở vùng cực và cận cực.

Chọn: D.

Câu 19.

Phép chiếu hình nón đứng có độ chính xác ở vùng vĩ độ trung bình.

Chọn: B.

Câu 20.

Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu hình trụ.

Chọn: C.

Câu 21.

Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu hình nón.

Chọn: B.

Câu 22.

Khi triển khai hình (phép chiếu hình nón) nón ta được một bản đồ hình quạt, các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

Chọn: B.

Câu 23.

Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.

Chọn: C.

Câu 24.

Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng Ê líp.

Chọn: B.

Câu 25.

Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng Mặt Trời lên thiên đình trong năm xuất hiện hai lần trong vùng nội chí tuyết, một lần ở chí tuyến (Bắc, Nam) và các địa điểm nằm trong vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Chọn: A.

Câu 26.

Nội lực là những lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là sự phân hủy các chất phóng xạ, phản ứng hóa học, sự di chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực,…

Chọn: B.

Câu 27.

Ngoại lực không tác động đến sự sắp xếp các dòng vật chất theo trọng lực.

Chọn: C.

Câu 28.

Mật độ dân số là số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích (km2/người).

Chọn: B.

Câu 29.

Khu vực có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông là khu vực Tây Âu. Tây Âu là khu vực có lãnh thổ khai thác lâu đời, có các điều kiện tự nhiên thuận lợi với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, dịch vụ.

Chọn: C.

Câu 30.

Cây lương thực chính được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, úc là cây lúa mì.

Chọn: A.

Câu 31.

Cây lương thực phụ ở miền ôn đới là cây lúa mạch.

Chọn: A.

Câu 32.

Cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển vùng cận nhiệt, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Trung Phí, Trung Mĩ,...

Chọn: C.

II. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm).

- Vì ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. (0,5 điểm)

- Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước; khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên làm dãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn. (0,5 điểm)

Câu 2 (1 điểm).

- Đặc điểm phân bố dân cư: (0,5 điểm)

+ Phân bố dân cư không đều theo không gian, dân cư tập trung đông ở các khu vực đồng bằng, ven biển có khí hậu thuận lợi và phân bố thưa thớt ở vùng núi, hoang mạc, khí hậu lạnh.

+ Dân cư thế giới có sự thay đổi theo thời gian tùy theo từng khu vực có sự thay đổi khác nhau.

- Các nhân tố ảnh hưởng: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, các điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, di cư,... (0,5 điểm)

---------------------------------------------------------

Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Địa lý lớp 10 Học kì 1 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!

 

Bài viết liên quan

986
  Tải tài liệu