Bài 11: Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 11: Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 11: Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng
I. Lý thuyết
1. Khối lượng riêng
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Hay nói cách khác: Khối lượng của 1m3 của một chất được gọi là khối lượng riêng của chất đó.
2. Công thức tính khối lượng riêng
Công thức:
Trong đó:
m là khối lượng của vật (kg)
V là thể tích của vật (m3)
D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3)
Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3).
1 g/cm3 = 1000 kg/m3
3. Trọng lượng riêng
- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Hay nói cách khác là: Trọng lượng của 1m3 của một chất được gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
4. Công thức tính trọng lượng riêng
Công thức:
Trong đó:
P là trọng lượng của vật (N)
V là thể tích của vật (m3)
d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3)
5. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng
Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:
Ta có:
II. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
- Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 m3 sắt có khối lượng 7800 kg ⇒ B sai.
- Công thức tính khối lượng riêng là ⇒ C sai
- Khối lượng riêng D khác trọng lượng riêng d ⇒ D sai
Vậy đáp án đúng là A: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Bài 2: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:
A. D = 10d B. d = 10D
C. D. D + d = 10
- Khối lượng riêng
- Trọng lượng riêng
⇒ Đáp án B
Bài 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.
Khi đun nước sôi, thể tích nước tăng dần ⇒ khối lượng riêng giảm ⇒ Đáp án B
Bài 4: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một lực kế
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ
Khối lượng riêng tính theo công thức:
Dùng cân để đo khối lượng, dùng bình chia độ để đo thể tích quả cầu.
⇒ Đáp án C
Bài 5: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.
A. Khối lượng riêng của vật càng tăng
B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.
C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.
D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.
⇒ d phụ thuộc vào P còn D không phụ thuộc vào P
Càng lên cao thì P càng giảm nên trọng lương riêng d cũng giảm theo ⇒ Đáp án B
Bài 6: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối
A. Nhôm B. Sắt
C. Chì D. Đá
Đổi V = 300 cm3 = 0,0003 m3
m = 810 g = 0,81 kg
Khối lượng riêng: kg/m3 ⇒ Đáp án A
Bài 7: Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,69 B. 2,9
C. 1,38 D. 3,2
Gọi m1, V1 lần lượt là khối lượng và thể tích khối sắt
m2, V2 lần lượt là khối lượng và thể tích khối chì
Ta có:
⇒ Đáp án B
Bài 8: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,264 N/m3 B. 0,791 N/m3
C. 12643 N/m3 D. 1264 N/m3
Đổi m = 397 g = 0,397 kg
V = 0,314 lít = 0,000314 m3
Trọng lượng riêng của sữa: N/m3 ⇒ Đáp án C
Bài 9: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.
- Cân thăng bằng khi khối lượng sắt bằng khối lượng nước.
- Gọi V2 là thể tích nước phải đặt vào.
Ta có m = D1.V1 = D2.V2
⇒
Bài 10: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?
Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800.0,002 = 1,6 kg
Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N
Câu 11 : Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu trong phòng thí nghiệm:
Bình: Minh chỉ cần một cái cân là đủ.
Lan: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng.
Chi: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả 3 bạn cùng sai.
Đáp án C
Giải thích: Công thức xác định khối lượng riêng , nên cần phải biết khối lượng và thể tích của vật mới xác định được. Để xác định khối lượng của vật ta cần cần, để xác định thể tích vật ta cần bình chia độ, vậy cần cả cân và bình chia độ mới xác định được khối lượng riêng của vật. Chỉ có bạn Chi phát biểu đúng.
Câu 12 : Quan sát cân như hình vẽ sau:
A. Khối lượng riêng của nước nặng hơn dầu.
B. Khối lượng riêng của dầu nặng hơn nước.
C. Khối lượng riêng của nước và của dầu bằng nhau.
D. Chưa đủ yếu tố để xác định.
Đáp án A
Giải thích:
Từ hình vẽ ta thấy nước và dầu có cùng thể tích là 500ml. Nhưng khối lượng của nước nặng hơn (vì cân bị lệch về phía nước).
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng của nước và của dầu:
Câu 13 : : Cho 3 thỏi đồng, nhôm, thủy tinh có thể tích bằng nhau. Khối lượng của chúng được sắp xếp theo khối lượng giảm dần như sau: (chọn câu đúng). Cho biết Dđồng = 8900 kg/m3; Dnhôm = 2700 kg/m3; Dthủy tinh = 2500 kg/m3.
A. mđồng > mnhôm > mthuỷtinh .
B. mthuỷtinh > mnhôm > mđồng.
C. mnhôm > mđồng > mthuỷtinh.
D. mnhôm > mthuỷtinh > mđồng.
Đáp án A
Giải thích: Áp dụng công thức khối lượng riêng
Vậy khối lượng của các khối đồng, nhôm, thủy tinh là:
Câu 14 : Cho 3 thỏi chì, sắt, nhôm có khối lượng như nhau, thể tích của mỗi thỏi được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
Cho biết: Dchì = 11300 kg/m3; Dsắt = 7800 kg/m3; Dnhôm = 2700 kg/m3.
Đáp án D
Giải thích: Công thức xác định khối lượng riêng
Thể tích các thỏi chì, nhôm, sắt là:
Câu 15 : : Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 20 cm3 và có khối lượng là 178g. Quả cầu đó được làm bằng:
A. Đồng
B. Sắt
C. Nhôm
D. Chì
(Dchì =11300 kg/m3; Dsắt = 7800 kg/m3; Dnhôm = 2700 kg/m3; Dđồng= 8900 kg/m3)
Đáp án A
Giải thích:
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng
Vậy quả cầu được làm bằng đồng.
Câu 16 : : Một vật có thể tích V = 100cm3 và có khối lượng là 250g. Trọng lượng riêng của vật đó là:
A. 25000 N/m3
B. 0,025 N/cm3
C. 2500 kg/m3
D. A và B đúng
Đáp án D
Giải thích:
Đổi 250g = 0,25 kg.
Ta áp dụng công thức
Câu 17 : Một thỏi sắt và một thỏi nhôm cùng có khối lượng m = 400 g. Tỉ số thể tích của thỏi nhôm và thỏi sắt là:
Biết Dsắt = 7,8 g/cm3; Dnhôm = 2,7 g/cm3
A. 2,89
B. 0,346
C. 1
D. 1,5
Câu 18 : Câu nào sau đây đúng:
A. Tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của một vật bằng với tỉ số giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nó.
B. Tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của một vật bằng tỉ số giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nó.
C. Tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của một vật bằng 10 lần tỉ số giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nó.
D. Tất cả cùng sai.
Đáp án A
Giải thích:
Tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của một vật là
Tỉ số giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng là:
Vậy tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của một vật bằng với tỉ số giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nó.
Câu 19 :
Xét hiện tượng sau: Nước đựng trong khay làm đá có bề mặt thoáng phẳng. Khi nước đông lại thành đá trong tủ lạnh, nước đá có mặt khum vồng cao lên. Như vậy khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thường.
Giải thích: Vì bề mặt nước đá bị khum lên, nên chứng tỏ thể tích của nó tăng mà khối lượng của nước thì không đổi. Vậy theo công thức ta suy ra khối lượng riêng của nước đá giảm đi (bé hơn) khối lượng riêng của nước ở nhiệt bình thường.
A. Hiện tượng đúng, lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.
C. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai, lời giải thích sai.
Đáp án A
Giải thích: Hiện tượng đúng, khối lượng của nước không đổi, thể tích của nước khi đông thành đá lớn hơn thể tích của nước lỏng. Giải thích đúng: theo công thức ta suy ra khối lượng riêng của nước đá giảm đi (bé hơn) khối lượng riêng của nước ở nhiệt bình thường.
Câu 20 : Cho khối lượng riêng của sứ là D = 2500 kg/m3 thì trọng lượng riêng của nó là:
A. 25000 kg/m3
B. 25000 N/m3
C. 2500 N/m3
D. 250 N/m3
Đáp án B.
Giải thích: ta có công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng là d = 10D = 10.2500 = 25000 N/m3