Vật Lí 6 Bài 2: Do độ dài (tiếp theo)
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) đa dạng, phong phú
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
A. Lý Thuyết
1. Cách đo độ dài
- Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).
- Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
- Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật).
2. Cách ghi kết quả đo chính xác
+ Kết quả thu được phải là bội số của ĐCNN và có cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.
+ Phần thập phân của ĐCNN có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của kết quả đo cũng có bấy nhiêu chữ số (phải ghi kết quả đo chính xác đến ĐCNN của dụng cụ đo hay nói cách khác chữ số cuối cùng của kết quả đo phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo).
* Phương pháp giải
1. Cách đặt thước và đọc kết quả
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. Tức là đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định. Tức là đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật theo công thức:
Trong đó:
N là giá trị nhỏ ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo
n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Ví dụ:
Dựa vào hình vẽ trên ta có:
Vậy chiều dài của bút chì là:
2. Ước lượng và chọn thước đo cho thích hợp
- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán độ dài cần đo khoảng bao nhiêu.
- Chọn thước đo:
+ Kích thước cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất (Nếu có hai thước đo cùng GHĐ thì ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất).
+ Kích thước cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.
Lưu ý: Tùy thuộc vào hình dạng của vật cần đo độ dài mà ta chọn thước kẻ, thước mét, thước dây hay thước kẹp. Chẳng hạn:
+ Muốn đo độ dài của cái bàn ta dùng thước mét.
+ Muốn đo độ dày của quyển vở ta dùng thước kẻ.
+ Muốn đo đường kính của viên bi ta dùng thước kẹp.
+ Muốn đo chu vi của thân cây ta dùng thước dây.
B. Bài Tập
Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 2 (có đáp án): Đo độ dài (tiếp theo)
Bài 1: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:
A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.
C. Thước đo nào cũng được.
D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.
Đáp án
Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
⇒ Đáp án A
Bài 2: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
A. (1), (2), (3) B. (3), (2), (1)
C. (2), (1), (3) D. (2), (3), (1)
Đáp án
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
⇒ Đáp án C
Bài 3: Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là
A. Đặt thước không song song và cách xa vật.
B. Đặt mắt nhìn lệch.
C. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.
D. Cả 3 nguyên nhân trên
Đáp án
Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là
- Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN không phù hợp.
- Đặt thước không song song và cách xa vật.
- Đặt mắt nhìn lệch.
- Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.
⇒ Đáp án D
Bài 4: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 2000 mm B. 200 cm
C. 20 dm D. 2 m
Đáp án
Nếu dùng thước đo có ĐCNN là 1mm để đo, cách ghi kết quả đúng là 2000 mm.
⇒ Đáp án A
Bài 5: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là:
A. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật.
C. Đặt thước vuông góc với chiều dài của vật.
D. Các phương án trên đều sai.
Đáp án
Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.
⇒ Đáp án A
Bài 6: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là
A. 1 cm B. 5 mm
C. lớn hơn 1 cm D. nhỏ hơn 1 cm
Đáp án
Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2
Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm
⇒ Đáp án D
A. 0,1 cm B. 0,2 cm
C. 0,5 cm D. 0,1 mm
Đáp án
Để đo được hai kết quả trên, thước đo đã dùng có ĐCNN là 0,1 cm
⇒ Đáp án A
Bài 8: Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
B. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm.
C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.
D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN cm.
Đáp án
Nên chọn thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 50 cm và có ĐCNN bằng 1 mm
⇒ Đáp án C
Bài 9: Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất?
A. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.
B. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
C. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.
D. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
Đáp án
- Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông… là những độ dài cong nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây.
- Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít.
⇒ Đáp án D.
A. 6,6 cm B. 6,5 cm
C. 6,8 cm D. 6,4 cm
Đáp án
Vậy chiều dài của bút chì là:
⇒ Đáp án A
Câu 11 : Để đo chiều dài cuốn sách Vật lý 6, ba bạn Bình; Lan, Chi cùng dùng một cây thước, nhưng lại đo được 3 giá trị khác nhau như sau:
Bình: 24 cm
Lan: 24,1 cm
Chi: 24,5 cm
Thước đo trên có ĐCNN là:
A. 1 mm
B. 1 cm
C. 0,5 cm
D. 0,5 mm
Đáp ánĐáp án A
Giải thích: Mặc dù cùng sử dụng một thước nhưng cách đo khác nhau, hoặc cách đọc khác nhau có thể dẫn đến kết quả đo khác nhau.
Từ kết quả của Bình, thước này có thể có ĐCNN là 1 cm hoặc 0,5 cm, hoặc 1 mm
Từ kết quả của Lan, thước này có thể có ĐCNN là 1mm
Từ kết quả của Chi, thước này có thể có ĐCNN là 1 mm hoặc 0,5 cm.
Như vậy thước này phải có ĐCNN là 1 mm.
Câu 12 : Để đo kích thước của một thửa ruộng, dùng thước nào sau đây là hợp lý nhất:
A. Thước thẳng có GHĐ lm; ĐCNN lcm
B. Thước thẳng có GHĐ l,5m; ĐCNN 10 cm
C. Thước cuộn có GHĐ 30m; ĐCNN 10 cm
D. Thước xếp có GHĐ 2m; ĐCNN l cm
Đáp ánĐáp án C
Giải thích: Một thửa ruộng ước lượng phải có kích thước lớn hơn 20 m, ĐCNN của thước càng nhỏ thì kết quả càng chính xác. Vì vậy để đo kích thước của ruộng nên chọn thước cuộn có GHĐ là 30 m, ĐCNN là 10 cm.
Câu 13 : Nói về quy tắc đặt thước để đo chiều dài của cây bút chì, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình:
Lan: Không cần thiết phải đặt thước dọc theo chiều dài của bút chì.
Đặt thước theo chiều dài của bút chì, nhưng không nhất thiết phải đặt một đầu ngang bằng với vạch 0 của thước.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Lan và Chi cùng đúng.
Đáp ánĐáp án C
Giải thích: Để đo chiều dài bút chì, cần đặt thước dọc theo thân bút, một đầu của bút phải trùng với vạch số 0 của thước.
Chỉ có Chi đúng.
Câu 14 : Câu nào sau đây đúng khi nói về quy tắc đặt mắt để đọc kết quả đo.
A. Đặt mắt nhìn theo hưởng xiên sang phải.
B. Đặt mắt nhìn theo hướng sang trái.
C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước tại đầu kia của một vật.
D. Đặt mắt như thế nào là tùy ý.
Đáp ánĐáp án C
Giải thích: Để đọc kết quả đo chính xác cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước tại đầu kia của một vật.
Câu 15 : Để đo bề dày của một trang sách vật lý 6, người ta đo bề dày của cả cuốn sách (trừ bìa) rồi sau đó... Biết rằng sách dày 98 trang.
A. Chia cho 98.
B. Chia cho 49.
C. Chia cho 50
D. Chia cho 100
Đáp ánĐáp án B
Giải thích: Vì sách có 98 trang, mà mỗi tờ giấy có 2 trang, nên 98 trang sách là 49 tờ.
Để đo bề dày của một trang sách vật lý 6, người ta đo bề dày của cả cuốn (trừ hai bìa) rồi chia cho 49.
Câu 16 : Một người dùng thước thẳng có ĐCNN là 0,5cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lý 6. Trong các kết quả ghi dựới đây, kết quả nào đúng:
A. 23,75 cm
B. 24,25 cm
C. 24 cm
D. 24,15 cm
Đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Vì ĐCNN của thước là 0,5 cm nên kết quả đo khi đọc chỉ có thể có các giá trị chẵn hoặc lẻ 0,5 cm; ví dụ như: 24 cm hoặc 24,5 cm.
Trong các kết quả trên chỉ có thể có kết quả 24 cm là đúng.
Câu 17 : Dùng một sợi chỉ quấn đều 20 vòng lên thân một bút chì (mỗi vòng sát nhau và không chồng chéo lên nhau). Dùng thước thẳng đo chiều dài phần được quấn (trên thân cây bút chì) ta được trị số là 0,5cm. Đường kính của sợi chỉ là:
A. 0,25 cm
B. 0,025 cm
C. 0,0025 cm
D. 0,00025 cm
Đáp ánĐáp án B
Giải thích:
20 vòng chỉ xếp sát nhau nên độ dài của 20 vòng chỉ này trên thân thước là 20 lần đường kính của một sợi chỉ.
Đường kính một sợi chỉ là 0,5 cm : 20 = 0,025 cm.
Câu 18 : Dùng thước thẳng để đo chiều dài sợi chỉ nói trên, ta được số đo 25cm. Chu vi cây bút chì là:
A. 1,25 cm B. 2,5 cm
C. 0,125 cm D. 125 mm
Đáp ánĐáp án A
Chiều dài sợi chỉ trên chính là 20 lần chu vi của thân chiếc bút chì.
Vậy chu vi thân bút là 25 cm : 20 = 1,25 cm.
Câu 19 : Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:
(I) Thước không thật thẳng.
(II) Vạch chia không đều.
(III) Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật.
(IV) Đặt mắt nhìn lệch.
(V) Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước.
Sai số mà người đo có thể khắc phục dược là:
A. (I) và (II) ;
B. (III); (IV) và (V)
C. (I), (III); (IV) và (V)
D. Cả 5 sai số, người đo đều có thể khắc phục được.
Đáp ánĐáp án B
Giải thích: Trong các loại sai số trên, sai số thuộc về sai sót của dụng cụ đo như thước không thật thẳng, các vạch chia không đều là ta không khắc phục được. Các sai sót do bản thân người đo thực hiện phép đo chưa chính xác như đặt mắt nhìn không đúng (nhìn lệch), đặt thước không theo chiều dài vật, đặt một đầu vật không trùng với vạch số 0 là các loại sai số có thể khắc phục được bằng cách thực hiện đúng kĩ thuật đo. Cần đặt mắt nhìn thẳng, vuông góc với vạch chia của thước tại đầu kia của vật; đặt thước dọc theo chiều dài vật; đặt một đầu của vật trùng với vạch số 0.
Câu 20 : Để kiểm tra lại chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6, trong khi chọn thước, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Phải chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để chỉ cần đặt thước một lần và giảm được sai số.
Lan: Phải chọn thước có ĐCNN bằng với đơn vị chiều dài của cuốn sách.
Chi: Thước nào cũng được, cần gì phải chọn thước như thế.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đủng.
D. Bình và Lan cùng đúng.
Đáp ánĐáp án D
Giải thích: Khi đo lại chiều dài của cuốn sách vật lý 6, cần chọn thước có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để giảm sai số và chỉ cần đặt thước một lần. Nên chọn thước có ĐCNN theo đơn vị đo chiều dài sách (mm hoặc cm) để có kết quả chính xác nhất.