Công nghệ 10 Bài 56: Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 56: Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 56: Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I - XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO HỘ GIA ĐÌNH:
1. Tình huống: Kinh doanh ăn uống bình dân
Kết quả phân tích thị trường cho thấy:
- Mạng lưới kinh doanh: ít
- Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá: có
- Khả năng kinh doanh hộ gia đình: có
a) Xác định kế hoạch bán hàng: ăn sáng và bán cơm suất, giải khát
Sáng: phục vụ khoảng từ 100 đến 150 khách.
Mặt hàng phục vụ: phở, bún, miến
Giá bán: 5000đ/bát
Trưa: phục vụ khoảng 200 người
Mặt hàng chủ yếu: cơm suất
Giá bán: 5000đ/suất hoặc 7000đ/suất
Giải khát: cà phê, trà, nước khoáng, nước ngọt, …
Số lượng khách: 100 lượt người
Bình quân mỗi người: 3000đ
b) Xác định kế hoạch mua hàng
Xuất phát từ yêu cầu phục vụ khách hàng:
Kế hoạch mua lương thực, thực phẩm và đồ uống.
Kế hoạch mua trang thiết bị phục vụ khách hàng
Xuất phát từ khả năng bản thân hộ gia đình:
Khả năng tài chính
Khả năng nhân sự
c) Kế hoạch lao động
Nhân viên nấu ăn: 1 người/ 80,000đ/ ngày
Nhân viên phục vụ: 4 người/ 25,000đ/ 1 người/ ngày
Người quản lí: 1 người (chủ gia đình)
2. Giải quyết tình huống
a) Xác định kế hoạch doanh thu bán hàng hộ gia đình
b) Xác định mức chi trả công lao động
c) Tính nhu cầu vốn kinh doanh (giả sử chi phí mua hàng chiếm khoảng 50% tổng doanh thu bán hàng)
3. Đánh giá kết quả
a) Xác định kế hoạch với một số tiêu chí cơ bản:
Tổng doanh thu
Doanh thu từng loại dịch vụ
b) Dự tính nhu cầu vốn kinh doanh
II - XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
1. Tình huống: Xác định kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
a) Xác định kế hoạch bán hàng
Mặt hàng A: Nhu cầu thị trường: 30 000 000đ
Thị trường địa phương: 20 000 000đ
Vùng lân cận: 10 000 000đ
Mặt hàng B: Nhu cầu thị trường: 25 000 000đ
Thị trường địa phương: 10 000 000đ
Vùng lân cận: 15 000 000đ
Mặt hàng C: Nhu cầu thị trường: 54 000 000đ
Thị trường địa phương: 30 000 000đ
Vùng lân cận: 24 000 000đ
b) Xác định kế hoạch mua hàng
Hàng A: Trị giá mua 22 000 000đ, tồn kho đến ngày 31/12 chuyển qua là 2 000 000đ. Số hàng còn lại, doanh nghiệp mua của hai cơ sở sản xuất: Cơ sở 1 khoảng 60% và cơ sở 2 là 40%.
Hàng B: Trị giá mua 17 000 000đ. Tồn kho đến ngày 31/12 chuyển qua là 3 000 000đ. Số hàng còn lại, doanh nghiệp mua của hai cơ sở là như nhau.
Hàng C: Trị giá mua 42 000 000đ. Tồn kho đến ngày 31/12 chuyển qua là 4 000 000đ.
Mua của ba cơ sở sản xuất: 40% cơ sở 1, 30% cơ sở 2 và 30% cơ sở 3.
c) Xác định kế hoạch chi phí
Chi phí mua hàng hoá: 81 000 000đ
Tiền lương, chi phí bán hàng, chỉ phí quản lí và chi phí khác là 18 000 000đ
d) Xác định kế hoạch tài chính
Kế hoạch huy động vốn kinh doanh:
- Vốn tự có doanh nghiệp: 50%
- Vay ngân hàng số còn lại
Kế hoạch lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
2. Giải quyết tình huống
a) Xác định kế hoạch tổng mức bán hàng doanh nghiệp
b) Xác định mức bán ở từng thị trường của doanh nghiệp
c) Xác định kế hoạch tổng mức mua hàng của doanh nghiệp
d) Xác định kế hoạch mua từng mặt hàng và nguồn hàng của doanh nghiệp.
e) Xác định tổng mức chi phí của doanh nghiệp
f) Xác định mức lợi nhuận của doanh nghiệp
3. Đánh giá kết quả
III – HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Tình huống 1: Hạch toán hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng ăn uống bình dân
a) Bán hàng
Sáng: phục vụ khoảng từ 100 đến 150 khách.
Mặt hàng phục vụ: phở, bún, miến
Giá bán: 5000đ/bát
Trưa: phục vụ khoảng 200 người
Mặt hàng chủ yếu: cơm suất
Giá bán: 5000đ/suất hoặc 7000đ/suất
Giải khát: cà phê, trà, nước khoáng, nước ngọt, …
Số lượng khách: 100 lượt người
Bình quân mỗi người: 3000đ
b) Chi phí kinh doanh
Doanh thu bán hàng: 1.800.000 đồng
Chi phí mua hàng: 1.270.000 đồng
Trả công lao động: 180.000 đồng
Chi phí khác: 100.000 đồng
Tổng chi phí: 1.550.000 đồng
Lợi nhuận: 250.000 đồng
c) Giải quyết tình huống
Xác định tổng doanh thu bán hàng
Xác đinh chi phí kinh doanh
Xác định lợi nhuận
d) Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả thực hành học sinh theo các yêu cầu đặt ra ở phần giải quyết tình huống.
2. Tình huống 2: Hạch toán hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại
a) Bán hàng
Ngành hàng A:
Số lượng hàng bán: 120 tấn.
Giá bán bình quân: 950.000 đ/tấn.
Ngành hàng B:
Số lượng hàng bán: 720 tấn.
Giá bán bình quân: 600.000 đ/tấn.
b) Chi phí kinh doanh
Chi phí mua hàng
Ngành hàng A:
Số lượng mua: 120 tấn.
Giá mua bình quân: 800.000 đ/tấn.
Ngành hàng B
Số lượng mua: 720 tấn.
Giá mua bình quân: 500.000 đ/tấn.
Chi phí tiền lương, vận chuyển, bảo quản và các chi phí khác b.quân: 50.000 đ/tấn.
c) Giải quyết tình huống
Xác định tổng doanh thu bán hàng
Xác đinh chi phí kinh doanh
Xác định lợi nhuận
d) Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả thực hành học sinh theo các yêu cầu đặt ra ở phần giải quyết tình huống.
3. Tình huống 3: Hạch toán hiệu quả kinh doanh một doanh nghiệp
a) Sản xuất
Sản phẩm A: 6 000 sản phẩm/ tháng; giá bán: 100 000đ/sản phẩm
Sản phẩm B: 10 000 sản phẩm/ tháng; giá bán: 150 000đ/sản phẩm
b) Chi phí sản xuất
Sản phẩm A: 80 000đ
Sản phẩm B: 120 000đ
Sản phẩm C: 170 000đ
c) Phân chia thu nhập doanh nghiệp
Tiền lương trả người lao động bằng 30%
Nộp thuế 20%
Lợi nhuận để lại doanh nghiệp 50%
d) Giải quyết tình huống
Tính tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận 1 năm của doanh nghiệp
e) Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả thực hành học sinh theo các yêu cầu đặt ra ở phần giải quyết tình huống.
Hệ thống hoá kiến thức phần 2
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Gia đình chị H kinh doanh quạt điện, mỗi ngày bán được 10 cái. Vậy kế hoạch mua gom mặt hàng mỗi năm đủ để bán ra là:
A. 3000 cái.
B. 3650 cái.
C. 2000 cái.
D. 365 cái.
Đáp án: B. 3650 cái.
Giải thích: Vậy kế hoạch mua gom mặt hàng mỗi năm đủ để bán ra là: 10 cái x 365 ngày = 3650 cái
Câu 2: Kế hoạch vốn kinh doanh được tính theo phương pháp:
A. Vốn hàng hoá + tiền công.
B. Vốn hàng hoá + tiền thuế.
C. Tiền thuế + tiền công.
D. Vốn hàng hoá + tiền công + tiền thuế.
Đáp án: D. Vốn hàng hoá + tiền công + tiền thuế.
Giải thích: Kế hoạch vốn kinh doanh được tính theo phương pháp: Vốn hàng hoá + tiền công + tiền thuế - SGK trang 168
Câu 3:Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là:
A. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong 1 năm.
B. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong 10 năm.
C. Phần chênh lệch giữa 1 phần doanh thu và tổng chi phí trong 1 thời kì nhất định.
D. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong 1 thời kì nhất định.
Đáp án: D. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong 1 thời kì nhất định.
Giải thích: Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là: Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong 1 thời kì nhất định – SGK trang 178
Câu 4:Doanh thu của doanh nghiệp bằng:
A. Số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm.
B. Số lượng sản phẩm mua được x giá bán một sản phẩm.
C. Số lượng sản phẩm bán được x giá mua một sản phẩm.
D. Số lượng sản phẩm mua được x giá mua một sản phẩm.
Đáp án: A. Số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm.
Giải thích: Doanh thu của doanh nghiệp bằng: Số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm – SGK trang 178
Câu 5: Các cách để tiết kiệm chi phí gồm:
A. Tiết kiệm chi phí vật chất.
B. Tiết kiệm chi tiêu bằng tiền.
C. Tiệt kiệm trong sử dụng các dịch vụ như điện, nước, dịch vụ viễn thông…
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Giải thích: Các cách để tiết kiệm chi phí gồm: Tiết kiệm chi phí vật chất. Tiết kiệm chi tiêu bằng tiền. Tiệt kiệm trong sử dụng các dịch vụ như điện, nước, dịch vụ viễn thông… - SGK trang 180,181
Câu 6: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 8000 sản phẩm/tháng.Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp X. Vậy kế hoạch sản xuất 1 năm của doanh nghiệp X là:
A. 8000 sản phẩm.
B. 1600 sản phẩm.
C. 96000 sản phẩm.
D. 80000 sản phẩm.
Đáp án: C. 96000 sản phẩm.
Giải thích:Vậy kế hoạch sản xuất 1 năm của doanh nghiệp X là: 8000 sản phẩm/tháng x 12 tháng = 96000 sản phẩm
Câu 7:Chi phí tiền lương bằng:
A. Số lượng lao động sử dụng x tiền lương bình quân.
B. Số lượng lao động ước tính x tiền lương bình quân.
C. Số lượng lao động ước tính x tiền lương bình quân/1 lao động.
D. Số lượng lao động sử dụng x tiền lương bình quân/1 lao động.
Đáp án: D. Số lượng lao động sử dụng x tiền lương bình quân/1 lao động.
Giải thích: Chi phí tiền lương bằng: Số lượng lao động sử dụng x tiền lương bình quân/1 lao động – SGK trang 178
Câu 8:Doanh nghiệp X tháng rồi nhập 200 sản phẩm, bán ra 180 sản phẩm, kế hoạch bán hàng tháng này là 180 sản phẩm. Vậy số sản phẩm cần mua theo kế hoạch là:
A. 180.
B. 200.
C. 160.
D. 220.
Đáp án: A. 180.
Giải thích: Vậy số sản phẩm cần mua theo kế hoạch là bằng với số sản phẩm định bán theo kế hoạch = 180 sản phẩm
Câu 9:Phân tích thị trường cho “Kinh doanh ăn uống bình dân” thì Mạng lưới kinh doanh (số lượng cửa hàng dịch vụ) ở mức:
A. Trung bình.
B. Nhiều.
C. Rất nhiều
D. Ít.
Đáp án: D. Ít.
Giải thích: Mạng lưới kinh doanh (số lượng cửa hàng dịch vụ) ở mức: Ít – SGK trang 182
Câu 10: Anh T đầu tư 15 triệu đồng vào mua 1 chiếc máy cày để đi cày thuê cho bà con nông dân. Cứ mỗi ngày cày thuê về, anh thu được từ bà con nông dân 300 ngàn đồng, trừ chi phí anh thu lãi 200 ngàn đồng. Hãy xác định tổng vốn đầu tư của anh T.
A. 15 triệu.
B. 15 triệu 2 trăm ngàn đồng.
C. 15 triệu 3 trăm ngàn đồng.
D. 15 triệu 1 trăm ngàn đồng.
Đáp án: A. 15 triệu.
Giải thích: Định tổng vốn đầu tư của anh T là: 15 triệu