Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 37 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 37 Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa khoa học có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10
Bài 37 Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa khoa học
Câu 1: Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trongĐồng mình những người cộng sản?
A. Đại hội lần thứ nhất của Đồng minh những người cộng sản.
B. Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản.
C. Đại hội lần thứ ba của Đồng minh những người cộng sản.
D. Đại hội lần thứ tư của Đồng minh những người cộng sản.
Đáp án : Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847 diễn ra sự kiện Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản có sự tham dự của Mác và Ăng –ghen.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xác định giai cấp vô sản có vai trò như thếnào?
A. Cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền vô sản.
B. Lãnh đạo cuộc đấu tranh, nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng chuyên chính vô sản
C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ, thiết lập chính phủ lâm thời.
D. Lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thiết lập chính phủ lâm thời.
Đáp án :Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh, nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựn chuyên chính vô sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gồm mấy chương?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án :Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gồm 4 chương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu bước đầu tiên kết hợpgiữa
A. Phong trào công nhân và chính đảng tiên phong của nó.
B. Chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
C. Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
D. Lí luận và thực tiễn phong trào công nhân.
Đáp án : Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu bước đầu tiên kết hợp giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng điều kiện để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnhlịch sử của mình được xác định thông qua Tuyên ngôn?
A. Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
B. Thành lập chính đảng của mình.
C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản.
D. Đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Đáp án : Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH không phản ánh đúng điều kiện để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình được xác định thông qua Tuyên ngôn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở đâu?Vào thời gian nào?
A. Thành lập ở Pari, năm 1836.
B. Thành lập ở London, năm 1847.
C. Thành lập ở Pari, năm 1847.
D. Thành lập ở Viên, năm 1836.
Đáp án : Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở Pari năm 1836.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ giai cấp công nhân đãtrưởng thành về mặt
A. Số lượng.
B. Quy mô.
C. Tư tưởng chính trị
D. Tất cả các ý trên
Đáp án : Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành về tư tưởng chính trị. Công nhân đã ý thức được, muốn cách mạng thành công thi cần thành lập được chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới. Đồng thời xác định muc đích của mình là: dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ hệ tư tưởng nào sauđây không còn phù hợp?
A. Hệ tư tưởng nông dân.
B. Hệ tư tưởng tư sản.
C. Hệ tư tưởng trí thức.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án : Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chứng tỏ hệ tư tưởng của các giai cấp nông dân, tư sản và trí thức không còn phù hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Ý nào sau đây không thể hiện vai trò của C. Mác và Ăng-ghen trong tổchức Đồng minh những người cộng sản?
A. Nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, đặt cơ sở lí luận cho hình thành học thuyết Mác.
B. Đề ra mục đích hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản”.
C. Học hỏi và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới để hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. Soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng cộng sản - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đáp án : Vai trò của C. Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản:
- Những hoạt động của C. Mác và Ăng-ghen thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đã đặt cơ sở lí luận cho sự hình thành học thuyết Mác, là cơ sở thực tế cho sự hình thành học thuyết Mác.
- C. Mác và Ăng-ghen là người sáng lập “Đồng minh những người cộng sản”, đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.
- C. Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành “Đồng minhnhững người cộng sản” vào thời gian nào?
A. Tháng 4-1847.
B. Tháng 5-1847.
C. Tháng 6-1847.
D. Tháng 7-1847.
Đáp án : Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành” Đồng minh những người cộng sản” vào tháng 6-1847.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:“Đồng minh những người cộng sản” ra đời nhằm mục đích gì?
A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”.
B. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”.
C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”.
D. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”.
Đáp án : Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” ra đời nhằm mục đích “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Những điều kiện và tiền đề khách quan nào không dẫn đến sự ra đời củachủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
B. Sự bành trướng của giai cấp công nhân công nghiệp.
C. Những thành tựu khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX.
D. Sự phát triển của phong trào công nhân đầu thế kỉ XX.
Đáp án : Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đó là sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, sự trưởng thành của giai cấp công nhân công nghiệp và những thành tựu khoa học tư nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Hệ tư tưởng Đức.
B. Gia đình thần thánh.
C. Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
D. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
Đáp án : Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Tiền đề nào không phải là nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hộikhoa học?
A. Triết học cổ điển Đức.
B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Triết học ánh sáng Pháp.
Đáp án : Nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng.
=> Đáp án D: triết học ánh sáng Pháp không phải nguồn gốc lí luận trực tiêp của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Nhờ nội dung cơ bản nhất nào chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thànhkhoa học?
A. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản.
B. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức.
C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH.
D. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Đáp án : Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học đó là Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu Chủ nghĩa tư bản, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, khắc phục được hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Đáp án cần chọn là: C