Công nghệ 10 Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I - BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC
1. Bảo quản thóc, ngô
a) Các dạng kho bảo quản
Nhà kho bảo quản thóc, ngô có nhiều gian, được xây bằng gạch ngói, thành từng dãy. Là loại kho phổ biến ở nước ta. Nhà kho có đặc điểm:
- Dưới sàn có gầm thông gió
- Tường kho xây bằng gạch
- Mái che bằng ngói, tôn, fibrô ximăng.. nhưng nhất thiết phải có trần cách nhiệt.
- Thuận tiện cho việc cơ giới hoá nhập xuất hàng và hoạt động của các thiết bị bảo quản.
b) Một số phương pháp bảo quản thóc, ngô:
Đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo trong nhà kho và kho silô.
Phương pháp bảo quản đóng bao trong nhà kho.
Bảo quản trong hệ thống silô liên hoàn hiện đại.
Hai phương pháp trên thường dùng bảo quản thóc, ngô. Ở nước ta, hàng triệu tấn thóc, ngô được bảo quản theo hai phương pháp này.
Lương thực ở hộ nông dân thường được bảo quản theo phương pháp truyền thống trong các phương tiện đơn giản như chum, vại, thùng phuy, thùng sắt, bao tải, bồ cót, silô,…
c) Quy trình bảo quản thóc, ngô
2. Bảo quản khoai lang, sắn (củ mì)
a) Quy trình bảo quản sắn lát khô
Sắn lát đạt độ khô cao (độ ẩm dưới 13%) có thể giữ được 6 đến 12 tháng, tổn thất ít, dưới 1%/ năm.
Chú ý: có nơi nông dân thường phơi, sấy nguyên cả củ sắn đã bóc vỏ, sau đó bảo quản nơi khô ráo.
b) Quy trình bảo quản khoai lang tươi
II - BẢO QUẢN RAU, HOA QUẢ TƯƠI
1. Một số phương pháp bảo quản rau, hoa quả tươi:
Bảo quản ở điều kiện bình thường
Bảo quản lạnh ( phổ biến)
Bảo quản trong môi trường khí biến đổi
Bảo quản bằng hoá chất (sử dụng hoá chất được cho phép)
Bảo quản bằng chiếu xạ
2. Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh
Trong điều kiện lạnh, hoạt động sống của rau, quả cũng như các sinh vật hại bị chậm lại làm cho rau, quả được bảo quản tốt hơn.
Kho lạnh (kho mát) có dung lượng từ vài chục tấn đến vài trăm tấn. Nhiệt độ trong kho được điều chỉnh từ -50C đến 150C, có hệ thống kiểm soát độ ẩm không khí.
Chú ý: đối với mỗi loại rau, hoa, quả có nhiệt độ và độ ẩm không khí bảo quản thích hợp riêng.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:
A. Thóc, ngô.
B. Khoai lang tươi.
C. Hạt giống.
D. Sắn lát khô.
Đáp án: A. Thóc, ngô.
Giải thích: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản: Thóc, ngô – SGK trang 128
Câu 2: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là
A. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.
B. tránh đông cứng rau, quả.
C. tránh lạnh trực tiếp.
D. tránh mất nước.
Đáp án: D. tránh mất nước.
Giải thích: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là: tránh mất nước
Câu 3:Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:
A. Chế biến rau quả.
B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
C. Chế biến xirô.
D. Bảo quản rau, quả tươi.
Đáp án: B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
Giải thích: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình: Bảo quản lạnh rau, quả tươi. – SGK trang 130
Câu 4:Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản
A. hạt giống.
B. củ giống.
C. thóc, ngô.
D. rau, hoa, quả tươi.
Đáp án: D. rau, hoa, quả tươi.
Giải thích:Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản : rau, hoa, quả tươi – SGK trang 129
Câu 5:Có mấy dạng kho bảo quản thóc, ngô?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đáp án: D. 2
Giải thích:Có 2 dạng kho bảo quản thóc, ngô – Hình 42.2 SGK trang 127
Câu 6: Đặc điểm của nhà kho ?
A. Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.
B. Dưới sàn kho có gầm thông gió
C. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Giải thích: Đặc điểm của nhà kho: Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh. Dưới sàn kho có gầm thông gió. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô – SGK trang 126
Câu 7: Loài sinh vật nào thường gây hại củ khoai lang?
A. Gián
B. Bọ xít
C. Bọ rùa
D. Bọ hà
Đáp án: D. Bọ hà
Giải thích: Loài sinh vật thường gây hại củ khoai lang: Bọ hà - Hình 42.5 SGK trang 129
Câu 8: Nhiệt độ kho bảo quản lạnh được điều chỉnh từ:
A. 0oC – 4oC
B. -1oC – 2oC
C. 0oC – 15oC
D. -5oC – 15oC
Đáp án: D. -50C – 150C
Giải thích: Nhiệt độ kho bảo quản lạnh được điều chỉnh từ: -5oC – 15oC– SGK trang 130
Câu 9:Sắn lát đạt độ khô cao là bao nhiêu để có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng:
A. Độ ẩm dưới 13%.
B. Độ ẩm dưới 25%.
C. Độ ẩm trên 13%.
D. Độ ẩm trên 25%.
Đáp án: A. Độ ẩm dưới 13%.
Giải thích: Sắn lát đạt độ khô cao có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng khi độ ẩm dưới 13% - SGK trang 129
Câu 10:Quy trình bảo quản sắn lát khô gồm:
A. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ - Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng
B. Thu hoạch (dỡ) –Làm sạch – Chặt cuống, gọt vỏ - Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng
D. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ - Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Đóng gói – Sử dụng
Đáp án: A. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ - Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng
Giải thích:Quy trình bảo quản sắn lát khô gồm: Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ - Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng – SGK trang 128