Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I - BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN
1. Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên.
Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối liên quan mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau
2. Những biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên
II - SẢN XUẤT THỨC ĂN NHÂN TẠO NUÔI THUỶ SẢN
1. Vai trò của thức ăn nhân tạo
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá, bổ sung và cùng với thức ăn tự nhiên làm cho khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt hơn, cá mau lớn, nhanh béo, làm tăng năng suất, sản lượng cá và rút ngắn thời gian nuôi.
Thức ăn nhân tạo, đặc biệt là thức ăn hỗn hợp là yếu tốt rất quan trọng để đạt hiệu quả kinh tế cao
2. Các loại thức ăn nhân tạo
Thức ăn nhân tạo của cá là các loại thức ăn do con người cung cấp, gồm ba nhóm:
3. Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản
Thức ăn nuôi thuỷ sản sử dụng trong môi trường nước nên phải có thêm chất kết dính và ép thành dạng viên (viên nổi hoặc chìm) theo quy trình sau:
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản gồm ... bước.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: D. 5.
Giải thích:Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản gồm 5 bước – Hình 31.4 SGK trang 92
Câu 2:Vai trò của thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản:
A. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá
B. Tăng năng suất, sản lượng cá
C. Rút ngắn thời gian nuôi
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Giải thích: Vai trò của thức ăn nhân tạo:
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá, bổ sung và cùng với thức ăn tự nhiên làm cho khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt hơn, cá mau lớn, nhanh béo, làm tăng năng suất, sản lượng cá. Rút ngắn thời gian nuôi – SGK trang 91Câu 3:Biện pháp nào giúp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên?
A. Bón phân vô cơ
B. Bón phân hữu cơ
C. Thay nước khi cần thiết
D. Tất cả các biện pháp trên
Đáp án: D. Tất cả các biện pháp trên
Giải thích:Biện pháp giúp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên: Bón phân vô cơ. Bón phân hữu cơ . Thay nước khi cần thiết – Hình 31.2 SGK trang 91
Câu 4: Yếu tố nào ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá?
A. Sinh vật trong nước
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Độ PH
Đáp án: A. Sinh vật trong nước
Giải thích:Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá: Các sinh vật trong nước và con người – Hình 31.1 SGK trang 90
Câu 5:Động vật phù du là:
A. Các loài Tảo, rong rêu
B. Luân trùng, chân kiếm, chân chèo
C. Trai, ốc, giun, ấu trùng …
D. Tất cả đều sai
Đáp án: B. Luân trùng, chân kiếm, chân chèo
Giải thích:Động vật phù du: Những động vật nhỏ, di động kém, sống trôi nổi trong nước. Ví dụ: Luân trùng, chân kiếm, chân chèo...
Câu 6:Các loại dưới đây đều là thức ăn tự nhiên của cá, trừ:
A. Thực vật phù du.
B. Vi khuẩn.
C. Bã đậu.
D. Động vật phù du.
Đáp án: C. Bã đậu.
Giải thích:Các loại dưới đây đều là thức ăn tự nhiên của cá, trừ: Bã đậu – Hình 31.1, 31.1 SGK trang 90,92
Câu 7: Trong các loại thức ăn sau, thức ăn nào không phải là thức ăn tinh?
A. Phân bón.
B. Bã đậu.
C. Đỗ tương.
D. Cám.
Đáp án: A. Phân bón.
Giải thích:Trong các loại thức ăn sau, thức ăn không phải là thức ăn tinh là: Phân bón – Hình 31.3 SGK trang 90
Câu 8:Có mấy loại thức ăn nhân tạo cho cá?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án: B. 3.
Giải thích: Có 3 loại thức ăn nhân tạo cho cá – Hình 31.3 SGK trang 91
Câu 9:Khi nuôi thuỷ sản thâm canh năng suất cao, thức ăn nhân tạo nào là yếu tố rất quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế cao?
A. Thức ăn hỗn hợp.
B. Thức ăn thô.
C. Thức ăn tinh.
D. Thức ăn xanh.
Đáp án: A. Thức ăn hỗn hợp.
Giải thích: Khi nuôi thuỷ sản thâm canh năng suất cao, thức ăn nhân tạo là yếu tố rất quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế cao là: Thức ăn hỗn hợp – SGK trang 91
Câu 10: Bước 3 trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản là:
A. Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính.
B. Hồ hoá và làm ẩm.
C. Đóng gói, bảo quản.
D. Ép viên và sấy khô.
Đáp án: B. Hồ hoá và làm ẩm.
Giải thích: Bước 3 trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản là: Hồ hoá và làm ẩm – Hình 31.4 SGK trang 92
Bài viết liên quan
- Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản