Tin học 10 Bài 16: Định dạng văn bản
Lý thuyết tổng hợp Tin học lớp 10 Bài 16: Định dạng văn bản chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 10.
BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
A. Lý thuyết
• Khái niệm
Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.
1. Định dạng kí tự
• Các bước định dạng kí tự:
- B1: Chọn phần văn bản muốn định dạng
- B2: Định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.
• 2 cách định dạng các thuộc tính:
- Cách 1: chọn Format → Font để mở hộp thoại Font
- Cách 2: sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ
2. Định dạng đoạn văn bản
• Các bước định dạng đoạn văn bản:
- B1: xác định đoạn văn bản cần định dạng
- B2: thực hiện định dạng
• Các cách xác định đoạn văn cần định dạng
- Cách 1: Đặt con trỏ văn bản vào trong đoạn văn bản;
- Cách 2: Đánh dấu một phần đoạn văn bản;
- Cách 3: Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
• Các cách thực hiện định dạng
- Cách 1: Sử dụng lệnh Format → Paragraph để mở hộp thoại Paragraph
- Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ
- Cách 3: dùng thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn.
2. Định dạng trang
- Là việc xác định 2 thuộc tính:
+ Kích thước các lề
+ Kích thước giấy
- Thưc hiện: chọn File → Page Setup để mở hộp thoại Page Setup
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Các lệnh định dạng văn bản được chia thành các loại sau:
A. Định dạng kí tự
B. Định dạng đoạn văn bản
C. Định dạng trang
D. Cả A, B và C
Đáp án
Đáp án : D
Giải thích :
Định dạng văn bản là trình bày văn bản theo thuộc tính văn bản nhằm mục đích cho văn bản đẹp, rõ ràng , nhấn mạnh những phần quan trọng, nắm bắt dễ hơn. Các lệnh định dạng văn bản được chia thành ba loại: định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang.
Câu 2: Phát biểu nào đúng khi nói đến các cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng
A. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản.
B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản.
C. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
D. Hoặc A hoặc B hoặc C.
Đáp án
Đáp án : C
Giải thích :
Để xác định đoạn văn bản cần định dạng ta phải đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản để máy tính hiểu được là ta thao tác trên toàn bộ đoạn đó.
Câu 3: Để định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl + I
B. Ctrl + L
C. Ctrl + E
D. Ctrl + B
Đáp án
Đáp án : D
Giải thích :
định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím
Ctrl + B (Bold – đậm nét) hoặc chọn biểu tượng chữ B trên thanh công cụ định dạng.
Câu 4: Để định dạng trang, ta cần thực hiện lệnh:
File→ Page Setup…
B. Edit → Page Setup…
C. File → Print Setup…
D. Format → Page Setup…
Đáp án
Đáp án : A
Giải thích :
Để định dạng trang, ta cần thực hiện lệnh File→ Page Setup…để mở hộp thoại Page Setup và chọn hướng giấy, kích thước, lề…
Câu 5: Nút lệnh trên thanh công cụ định dạng dùng để?
A. Chọn cỡ chữ
B. Chọn màu chữ
C. Chọn kiểu gạch dưới
D. Chọn Font (phông chữ)
Đáp án
Đáp án : D
Giải thích :
Nút lệnh trên thanh công cụ định dạng dùng để chọn Font (phông chữ).Ngoài ra để chọn phông chữ người ta còn có thể kích chuột phải trên trang văn bản rồi chọn Font hoặc vào Format -> Font…
Câu 6: Một số thuộc tính định dạng kí tự cơ bản gồm có:
A. Phông (Font) chữ
B. Kiểu chữ (Type)
C. Cỡ chữ và màu sắc
D. Cả ba ý trên đều đúng
Đáp án
Đáp án : D
Giải thích :
Định dạng kí tự cơ bản gồm có: phông chữ, kiểu chữ (Type), cỡ chữ và màu sắc, …
Câu 7: Để định dạng cụm từ “Việt Nam” thành “Việt Nam”, sau khi chọn cụm từ đó ta cần dùng tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl+U
B. Ctrl+I
C. Ctrl+E
D. Ctrl+B
Đáp án
Đáp án : D
Giải thích :
Để định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím Ctrl + B (Bold – đậm nét).
Câu 8: Nút lệnh trên thanh công cụ dùng để:
A. Căn lề giữa cho đoạn văn bản
B. Căn lề trái cho đoạn văn bản
C. Căn đều hai bên cho đoạn văn bản
D. Căn lề phải cho đoạn văn bản
Đáp án
Đáp án : A
Giải thích :
Nút lệnh (Center – ở giữa) trên thanh công cụ dùng để căn lề giữa cho đoạn văn bản. Ngoài ra còn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + E để căn giữa cho đoạn văn bản.
Câu 9: Để gạch dưới một từ hay cụm từ, sau khi chọn cụm từ đó, ta thực hiện:
A. Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ
B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+I
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+B
D. Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ
Đáp án
Đáp án : D
Giải thích :
Để gạch dưới một từ hay cụm từ, sau khi chọn cụm từ đó, ta thực hiện:
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl + U
+ Nháy vào nút lệnh trên thanh công cụ.
+ Chọn Format → Font → hộp thoại Font mở, chọn trong hộp Underline style.
Câu 10: Để thay đổi cỡ chữ của một nhóm kí tự đã chọn. Ta thực hiện lệnh Format → Font … và chọn cỡ chữ trong ô:
A. Font Style
B. Font
C. Size
D. Small caps
Đáp án
Đáp án : C
Giải thích :
Để thay đổi cỡ chữ của một nhóm kí tự đã chọn. Ta thực hiện:
+ Chọn Format → Font … và chọn cỡ chữ trong ô Size.
+ Sử dụng nút Font Size trên thanh công cụ định dạng.