Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I - CHUẨN BỊ
1. Tài liệu
Bảng tiêu chuẩn ăn (nhu cầu dinh dưỡng) của các loại vật nuôi.
Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn.
Giá của từng loại thức ăn.
2. Dụng cụ
Máy tính cá nhân, giấy, bút.
II - NỘI DUNG THỰC HÀNH:
1. Bài tập
Phối hợp hỗn hợp thưc ăn có 17% pôtêin cho lợn ngoại nuôi thịt, giai doạn lợn choai (khối lượng từ 20 đến 50 kg) từ các loại nguyên liệu: Thức ăn hỗn hợp đậm đặc; ngô và cám gạo loại I (tỉ lệ ngô/cám là 1/3). Tính giá thành của 1kg hỗn hợp từ các dữ liệu trong bảng sgk.
2. Bài giải:
a) Phương pháp đại số
Giả sử ta chọn tỉ lệ Ngô / cám gạo là : 1 / 3. Tỉ lệ Protein có trong hỗn hợp ngô và cám gạo là :
[( 9% x1 ) + ( 13% x 3 ) ] : 4 = 12%
Gọi tỉ lệ thức ăn hỗn hợp đậm đặc là x và tỉ lệ hỗn hợp ngô và cám gạo là y
Theo đề ra, ta có hệ phương trình :
x + y = 100 (kg)
0.42x + 0.12y = 17 (kg)
Giải hệ pt, ta được : x = 16.67 (kg) , y = 83.33 (kg)
Vậy, khối lượng ngô có trong hỗn hợp là : 83.33 : 4 = 20.83 (kg)
Khối lượng hỗn hợp đậm đặc : 16.67 (kg)
b) Phương pháp hình vuông Pearson
Gọi hỗn hợp 1 là thức ăn hỗn hợp đậm đặc, hỗn hợp 2 là hỗn hợp cám gạo và ngô theo tỉ lệ ngô / cám là 1 / 3, ta có :
Tỉ lệ protein của hỗn hợp 2 là : 12 %
Vậy, khối lượng ngô có trong hỗn hợp là : 83.33 : 4 = 20.83 (kg)
Khối lượng cám gạo có trong hỗn hợp là : 83.33 – 20.83 = 62.50 (kg)
Khối lượng hỗn hợp đậm đặc : 16.67 (kg)
c) Kiểm tra giá trị dinh dưỡng và tính giá thành của hỗn hợp
d) Kết Luận
Dùng 20.83kg ngô, 62.50kg cám gạo, 16.67kg hỗn hợp đậm đặc trộn với nhau để tạo ra 100kg thức ăn hỗn hợp có 17 % protein.
Giá thành của 1kg thức ăn hỗn hợp này là : 2950.14đ
III - ĐÁNH GIÁ
Giáo viên ra bài tập tương tự cho học sinh luyện tập. Kết quả được đánh giá qua quá trình thực hành và kết quả làm các bài tập
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tài liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi không bao gồm?
A. Bảng tiêu chuẩn ăn của từng loại vật nuôi
B. Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
C. Máy tính cá nhân
D. Giá của từng loại thức ăn
Đáp án: C. Máy tính cá nhân
Giải thích: Tài liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm:
+ Bảng tiêu chuẩn ăn của từng loại vật nuôi
+ Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
+ Giá của từng loại thức ăn – SGK trang 87
Câu 2:Dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm?
A. Máy tính cá nhân
B. Giấy
C. Bút
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng
Giải thích: Dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm: máy tính cá nhân, giấy, bút – SGK trang 87
Câu 3:Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm mấy phương pháp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A. 2
Giải thích:Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm 2 phương pháp – SGK trang 87, 88
Câu 4:Bước đầu tiên của phương pháp hình vuông Pearson được thực hiện như thế nào?
A. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí
B. Tìm hiệu số giữa tỉ lệ protein
C. Cộng kết quả của hai hiệu trên, ghi vào phía dưới bên phải của hình vuông
D. Tính lượng thức ăn ở hỗn hợp 1
Đáp án: A. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí
Giải thích:Bước đầu tiên của phương pháp hình vuông Pearson được thực hiện: Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí – SGK trang 88
Câu 5:Lượng protein (%) có trong cám gạo loại I của bài tập là bao nhiêu?
A. 9%
B. 13%
C. 42%
D. 50%
Đáp án: B. 13%
Giải thích: Lượng protein (%) có trong cám gạo loại I của bài tập là: 13% - SGK trang 87
Câu 6: Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm:
A. Phương pháp đại số
B. Phương pháp hình vuông Pearson
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C. Cả A và B đều đúng
Giải thích: Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm:
+ Phương pháp đại số
+ Phương pháp hình vuông Pearson – SGK trang 87, 88
Câu 7: Phương pháp đại số không gồm bước nào sau đây?
A. Tính hàm lượng protein của hỗn hợp ngô với cám
B. Tính khối lượng ngô và cám trong hỗn hợp
C. Lập hệ phương trình cho tỉ lệ ngô với cám gạo
D. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí
Đáp án: D. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí
Giải thích: Phương pháp vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí là của phương pháp hình vuông Pearson – SGK trang 88
Câu 8: Giá của 1kg thức ăn hỗn hợp được tính trong bài tập trên là bao nhiêu?
A. 2 950,14đ
B. 1 895,16đ
C. 2 563,90đ
D. 1 995,26đ
Đáp án: A. 2 950,14đ
Giải thích:Giá của 1kg thức ăn hỗn hợp được tính trong bài tập trên là 2 950,14đ – Bảng SGK trang 89
Câu 9:Ngô và cám loại I có tỉ lệ?
A. Ngô/cám = 1/2
B. Ngô/cám = 2/3
C. Ngô/cám = 1/4
D. Ngô/cám = 1/3
Đáp án: D. Ngô/cám = 1/3
Giải thích: Ngô và cám loại I có tỉ lệ: ngô/cám = 1/3 – SGK trang 87
Câu 10:Giai đoạn lợn choai có khối lượng?
A. 5 – 10 kg
B. 20 – 30 kg
C. 20 – 50kg
D. 30 – 60kg
Đáp án: C. 20 – 50kg
Giải thích:Giai đoạn lợn choai có khối lượng từ 20 – 50kg – SGK trang 87
Bài viết liên quan
- Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống
- Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi