Giáo dục công dân 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng
Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện GDCD 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Giáo dục công dân lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 10.
Bài 13: Công dân với cộng đồng
I. Kiến thức cơ bản
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân.
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động
a. Nhân nghĩa
- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện nhân nghĩa:
+ Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau
+ Nhường nhịn đùm bọc nhau
+ Vị tha bao dung độ lượng
- Ý nghĩa nhân nghĩa:
+ Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp
+ Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
+ Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Rèn luyện lòng nhân nghĩa:
+ Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ
+ Quan tâm giúp đỡ mọi người
+ Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha
+ Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.
b. Hòa nhập
- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- Rèn luyện sống hòa nhập:
+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
+ Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác
c. Hợp tác
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
Câu 1: Một trong những biểu hiện của nhân nghĩa là:
A. Thể hiện ở sự hợp tác, bàn bạc với nhau khi cần thiết.
B. Thể hiện ở sự thương yêu, kính trọng và biết nghĩ về nhau.
C. Thể hiện ở sự đoàn kết, quan tâm, vui vẻ với mọi người xung quanh.
D. Lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn; không đắn đo tính toán.
Đáp án: D
Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập:
A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
B. Đồng cam cộng khổ.
C. Chung lưng đấu cật.
D. Tức nước vỡ bờ.
Đáp án: D
Câu 3: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” quan điểm trên của Đảng ta nói về vấn đề gì?
A. Nhân nghĩa. B. Trách nhiệm.
C. Hợp tác. D. Hòa nhập.
Đáp án: C
Câu 4: Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
A. Mỗi người tự phát triển, không phương hại đến nhau.
B. Tự chủ, đôi bên cùng có lợi.
C. Không gây mâu thuẫn, hữu nghị, hợp tác.
D. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
Đáp án: D
Câu 5: Cộng đồng là gì?
A. Tập hợp những người ở một nơi, cùng sống với nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
B. Là hình thức thể hiện các mối quan hệ và liên hệ xã hội của con người.
D. Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Đáp án: D
Câu 6: “Hợp tác trong công việc chung là một … quan trọng của người lao động mới”. Trong dấu “…” là?
A. yếu tố
B. yêu cầu
C. đòi hỏi
D. phẩm chất
Đáp án: DCâu 7: Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?
A. Cá lớn nuốt cá bé.
B. Cháy nhà ra mặt chuột.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.
D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Đáp án: DCâu 8: “Cá nhân có … thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng”. Trong dấu “…” là?
A. ý thức
B. lương tâm
C. đòi hỏi
D. trách nhiệm
Đáp án: D
Câu 9: Biểu hiện của hợp tác là gì?
A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau.
D. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết
Đáp án: DCâu 10: Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?
A. Hợp tác giữa các cá nhân.
B. Hợp tác giữa các nhóm.
C. Hợp tác giữa các nước.
D. Hợp tác giữa các quốc gia.
Đáp án: D
Bài viết liên quan
- Giáo dục công dân 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- Giáo dục công dân 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Giáo dục công dân 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Giáo dục công dân 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Giáo dục công dân 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân