Giáo dục công dân 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức
Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện GDCD 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Giáo dục công dân lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 10.
Bài 10: Quan niệm về đạo đức
I.Kiến thức cơ bản
1. Quan niệm về đạo đức
a. Khái niệm đạo đức: Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- Đạo đức: Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra tự giác, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
- Phong tục tập quán: Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cấn kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.
2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
a. Đối với cá nhân
- Hoàn thiện nhân cách con người.
- Giúp con ngưòi có năng lực sống thiện , sống có ích.
- "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó " (Bác Hồ)
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
b. Đối với gia đình
- Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc.
- Nền tảng của hạnh phúc gia đình.
c. Đối với xã hội
- Trật tự xã hội được củng cố.
- Xã hội phát triển cao.
II. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?
A. Quy tắc.
B. Đạo đức.
C. Chuẩn mực đạo đức.
D. Phong tục tập quán.
Đáp án: B
Câu 2: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa pháp luật và đạo đức là?
A. Pháp luật mang tính bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.
C. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức không bắt buộc.
D. Pháp luật vừa bắt buộc vừa không bắt buộc, đạo đức bắt buộc tuyệt đối.
Đáp án: A
Câu 3: Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là ?
A. Nền đạo đức tiến bộ.
B. Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
C. Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 4: Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp nào?
A. Giai cấp bị trị.
B. Giai cấp thống trị.
C. Các giai cấp trong nhà nước.
D. Chỉ có giai cấp tư sản.
Đáp án: B
Câu 5: Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?
A. Là cách thức để giao tiếp.
B. Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.
C. Là phương thức điều chỉnh hành vi.
D. Cả B và C.
Đáp án: CCâu 6: Đạo đức có vai trò đối với?
A. Cá nhân.
B. Gia đình.
C. Xã hội.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 7: Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó được gọi là?
A. Quy tắc.
B. Hành vi.
C. Chuẩn mực.
D. Đạo đức.
Đáp án: A
Câu 8: Cái được công nhân là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội được gọi là?
A. Quy tắc.
B. Hành vi.
C. Chuẩn mực.
D. Đạo đức.
Đáp án: C
Câu 9: Câu nói: Phép vua còn thua lệ làng nói về yếu tố nào?
A. Phong tục, tập quán.
B. Đạo đức.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc ứng xử.
Đáp án: ACâu 10: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?
A. Đạo đức.
B. Pháp luật.
C. Phong tục, tập quán.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: DBài viết liên quan
- Giáo dục công dân 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Giáo dục công dân 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
- Giáo dục công dân 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- Giáo dục công dân 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Giáo dục công dân 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng