Giáo dục công dân 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện GDCD 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Giáo dục công dân lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 10.
Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
I. Kiến thức cơ bản
1. Tồn tại xã hội:
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
a. Môi trường tự nhiên
- Bao gồm: Điều kiện địa lí, của cải tự nhiên và nguồn năng lượng
- Vai trò của môi trường tự nhiên:
+ Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển xã hội.
+ Con người tác động vào giới tự nhiên theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực.
b. Dân số
- Là số dân trong một hoàn cảnh địa lí nhất định
- Dân số là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại xã hội
- Tốc độ phát triển dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của đất nước.
c. Phương thức sản xuất
- Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.
- Cấu trúc: Bao gồm 2 yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối.
-Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
+ Trong quá trình phát triển của PTSX, LLSX là mặt luôn phát triển, QHSX thay đổi chậm hơn.
+ Mâu thuẫn xảy ra khi LLSX phát triển và QHSX cũ không còn phù hợp với nó.
⇒ Giải quyết mâu thuẫn là sự chấm dứt PTSX đã lỗi thời và thay thế bằng PTSX mới. PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX.
* Chú ý: Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người giữ vai trò quan trọng nhất; trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, công cụ lao động giữ vai trò quan trọng nhất; trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng nhất.
2. Ý thức xã hội:
a. Ý thức xã hội: Là sự phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.
b. Hai cấp độ của ý thức xã hội
- Tâm lí xã hội: Toàn bộ những tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hằng ngày, chủ yếu mang tính chất kinh nghiệm chưa được khái quát thành lý luận.
- Hệ tư tưởng: Là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành học thuyết về chính trị, pháp quyền. Được hình thành một cách tự giác.
3. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: Tồn tại xã hội là cái có trước, quyết định ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội
b. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong những hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện.
II. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phương thức sản xuất được tạo thành từ các yếu tố nào?
A.Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
B. Người lao động và tư liệu sản xuất.
C. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.
D. Người lao động và đối tượng lao động.
Đáp án: A
Câu 2: Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A.Công cụ lao động.
B. Người lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Tư liệu lao động.
Đáp án: B
Câu 3: Trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A.Công cụ lao động.
B. Người lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Tư liệu lao động.
Đáp án: A
Câu 4: Trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
B. Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất.
C. Quan hệ trong phân phối sản phẩm.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: A
Câu 5: Hiện tượng trọng nam khinh nữ nói đến yếu tố nào của ý thức xã hội?
A.Tâm lí xã hội.
B. Tâm lí giai cấp.
C. Hệ tư tưởng.
D. Hệ giai cấp.
Đáp án: A
Câu 6: Cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử được gọi là?
A. Lực lượng sản xuất. C. Phương thức sản xuất.
B. Tư liệu sản xuất. D. Công cụ lao động.
Đáp án: C
Câu 7: Trong các yếu tố của tồn tại xã hội, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?
A. Sinh hoạt vật chất.
B. Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
C. Môi trường tự nhiên.
D. Phương thức sản xuất.
Đáp án: D
Câu 8: Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào?
A. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
B. Mối quan hệ giữa con người với con người.
C. Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
D. Mối quan hệ giữa người làm thuê và người chủ.
Đáp án: A
Câu 9: Quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào?
A. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
B. Mối quan hệ giữa con người với con người.
C. Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
D. Mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh.
Đáp án: B
Câu 10: Trong các yếu tố của ý thức xã hội, yếu tố nào phản ánh tồn tại xã hội một cách toàn diện, khoa học, vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội?
A. Tâm lí xã hội.
B. Ý thức.
C. Ý thức xã hội.
D. Hệ tư tưởng.
Đáp án: D
Bài viết liên quan
- Giáo dục công dân 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Giáo dục công dân 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Giáo dục công dân 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
- Giáo dục công dân 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức
- Giáo dục công dân 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học