Giáo dục công dân 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện GDCD 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Giáo dục công dân lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 10.
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
I. Kiến thức cơ bản
1. Nhận thức
* Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động)
- Được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
- Đem lại những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Quan sát quả chanh ta thấy: Vỏ xanh, nhiều tép, thơm, vị chua ⇒ Nhận thức cảm tính.
* Nhận thức lý tính (Tư duy trìu tượng)
- Là giai đoạn nhận thức tiếp theo.
- Dựa trên những tài liệu (tri thức) của nhận thức cảm tính.
- Nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp.
Ví dụ: Phát hiện ra bên trong quả chanh chứa nhiều vitamin C, có thể làm đẹp, gia vị, thuốc chữa bệnh ⇒ Nhận thức lý tính.
⇒ Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
2. Thực tiễn
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Các dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động đấu tranh chính trị-xã hội
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học kĩ thuật
Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét đến cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ thực tiễn.
- Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng.
b. Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức. Từ đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn
- Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí
Chỉ có thể đem những tri thức thu được kiểm nghiệm vào thực tiễn mới thấy rõ đúng hay sai.
Ví dụ:
+ Con người sáng tạo ra máy gặt lúa nhằm giảm sức lao động, tăng năng suất lao động.
+ Con người chế tạo ra robot để thay thế con người làm việc ở môi trường độc hại.
II. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nhận thức có hai giai đoạn, đó là:
A. nhận thức bên trong và nhận thức bên ngoài.
B. nhận thức khách quan và nhận thức chủ quan.
C. nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
D. nhận thức đơn giản và nhận thức phức tạp.
Đáp án: C
Câu 2: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, nói về:
A. Bản chất. B. Hiện tượng.
C. Thực tiễn. D. Nhận thức.
Đáp án: D
Câu 3: ….là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội ?
A. Bản chất. B. Hiện tượng.
C. Thực tiễn. D. Nhận thức
Đáp án: C
Câu 4: Hoạt động thực tiễn có các hình thức cơ bản là:
A. hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
C. hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động văn hóa - xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học.
D. hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động tư tưởng - văn hóa, hoạt động nghiên cứu khoa học.
Đáp án: A
Câu 5: Câu nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông” nói về:
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Đáp án: C
Câu 6: Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng nói về:
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Đáp án: A
Câu 7: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức có mấy vai trò ?
A. 2 B. 3.
C. 4. D. 5.
Đáp án: C
Câu 8: Việc thay thế công cụ lao động từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến vai trò nào của thực tiễn?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Đáp án: B
Câu 9: Câu thành ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nằng bay vừa thì râm.” nói đến vai trò nào của thực tiễn?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Đáp án: A
Câu 10: Những tri thức phù hợp với sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh và đã được thực tiễn kiểm nghiệm gọi là?
A.Chân lí.
B. Lý luận.
C. Khoa học.
D. Thực tiễn.
Đáp án: A
Bài viết liên quan
- Giáo dục công dân 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Giáo dục công dân 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Giáo dục công dân 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Giáo dục công dân 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
- Giáo dục công dân 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức