Gíao dục công dân 10 Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 10 Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện GDCD 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Giáo dục công dân lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 10.

1 884
  Tải tài liệu

Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

I. Kiến thức cơ bản

1. Giới tự nhiên tồn tại khách quan

Giới tự nhiên (viết tắt GTN): là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra.

a. Các quan niệm về GTN:

- Các quan niệm duy tâm về GTN là do thần linh, thượng đế tạo ra

- Các quan niệm duy vật về GTN là cái có sẵn , tự có ,là nguyên nhân tồn tại phát triển chính nó.

- Các nhà khoa học ;Bác bỏ thần bí nghiêng cứu xem xét từng sự vật hiện tượng để tìm ra nguồn gốc của nó.

b. Khái niệm GTN:

Là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc lực lượng thần bí tạo ra. Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có quá trình hình thành khách quan ,vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó. Ví dụ: Núi lửa, thiên thạch…

2. Xã hội là một bộ phận đặc thù của GTN:

Nguồn gốc bắt đầu của con người là từ vượn người qua quá trình tiến hoá lâu dài.

a. Con người là sản phẩm của GTN: Bản thân con người là sản phẩm của TGN, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.

b. Xã hội cùng là sản phẩm của giới tự nhiên: Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của GTN. Cho nên xã hội là một đặc thù của giới tự nhiên.

c. Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.

- Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, nhờ quá trình lao động, con người đã nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan.

- Nhưng con người và xã hội loài người dù có văn minh đến đâu, muốn cỉ tạo thế giới khách quan để phục vụ lợi ích cho mình, con người phải tôn trọng và tuân theo quy luật của nó. Vì con người, xã hội vẫn là một bộ phận của giới tự nhiên.

Hỏi đáp VietJack

II. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc giới tự nhiên ?

A.Quần áo.

B. Xe máy.

C. Tủ lạnh.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 2: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào thuộc giới tự nhiên?

A. Quyển sách.    C. Ti vi.

B. Cái quạt.         D. Khoáng sản.

Đáp án: D

Câu 3: Tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra được gọi là?

A. Thiên nhiên.

B. Giới tự nhiên.

C. Sự vật, hiện tượng.

D. Khách thể.

Đáp án: B

Câu 4: Xã hội là một bộ phận đặ thù của giới tự nhiên vì?

A. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.

B. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

C. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa con người và động vật là?

A. Lao động.    B. Ngôn ngữ.    C. Các hoạt động xã hội    D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 6: Sau khi công trình của Đacuyn được công bố năm 1871, nguồn gốc động vật của loài người đã được nhiều ngành, nhiều nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng khoa học, trong đó nổi bật nhất là việc phát hiện những di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt xích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Thông tin đề cập đến đặc điểm gì của con người?

A. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.

B. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

C. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 7: Vì sao nói :Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên?

A. Xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên.

B. Xã hội có cơ cấu mang tính lịch sử riêng.

C. Xã hội có những quy luật riêng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 8: Con người nhận thức được thế giới khách quan dựa vào?

A. Các giác quan.                C. Lao động.

B. Hoạt động của bộ não.    D. Cả A,B, C.

Đáp án: D

Câu 9: Đối với giới tự nhiên, con người có thể làm gì?

A. Tạo ra giới tự nhiên mới.

B. Cải tạo giới tự nhiên.

C. Xóa bỏ giới tự nhiên.

D. Tạo ra một thế giới mới.

Đáp án: B

Câu 10: Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo hướng tiêu cực như: chặt rừng, khai thác khoáng sản quá mức … sẽ làm ảnh hưởng gì đến giới tự nhiên?

A. Giới tự nhiên sẽ bị cạn kiệt dần.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Giới tự nhiên bị mất cân bằng dẫn đến bị phá hủy.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Bài viết liên quan

1 884
  Tải tài liệu