Tin học 7 Bài 11: Học Đại số với GEOBEBRA
Lý thuyết tổng hợp Tin học lớp 7 Bài 11: Học Đại số với GEOBEBRA, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học.
Bài 11: Học Đại số với GEOBEBRA
A. Nội dung chính
- Tính toán các biểu thức hữu tỉ và đa thức
- Thao tác với đối tượng điểm và số
- Vẽ đồ thị hàm số đơn giản
1. Tính toán với các số hữu tỉ
- Trong cửa sổ CAS có 2 chế độ tính toán: tính chính xác và tính gần đúng
- Chế độ tính toán chính xác: thể hiện chính xác bằng phân số hoặc căn thức.
- Chế độ tính toán gần đúng: kết quả tính toán sẽ thể hiện qua dấu thập phân đã được lấy sấp sỉ, không hiện căn thức.
- Sử dụng lệnh làm tròn để tùy chỉnh cách làm tròn chữ số thập phân
2. Tính toán với các biểu thức đại số, đơn thức, đa thức
- Sử dụng các chữ x, y, z,.. để thể hiện tên các biến.
- Dùng chế độ tính toán chính xác để tính toán với các biến.
3. Tạo điểm trên mặt phẳng tọa độ
- Tùy chỉnh để hiển thị hệ trục tọa độ và lưới trong vùng làm việc
- Tạo các điểm bằng cách nhập trực tiếp từ dòng lệnh theo cú pháp
< tên điểm> = (<tọa độ X>,<tọa độ Y>)
< tên điểm> := (<tọa độ X>,<tọa độ Y>)
4. Hàm số và đồ thị hàm số
- Từ dòng lệnh nhập lần lượt các lệnh:
f:= 3x
a:= 1
g:= ax+1
- Thay đổi giá trị của số a trên thanh trượt, đồ thị hàm số g thay đổi theo.
- Cú pháp nhập hàm số:
<tên hàm số> := <biểu thức hàm số chứa x>
- Thay đôi thuộc tính của hàm số như màu sắc, kiểu bằng cách chọn mục Thiết Lập của từn đối tượng và tùy chỉnh thuộc tính ở cửa sổ bên phải.
B. Bài tập
Câu 1: Trong cửa sổ CAS có mấy chế độ tính toán:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trong cửa sổ Cas có hai chế độ tính toán là: chính xác và gần đúng
Đáp án : A
Câu 2: Trong chế độ này, các tính toán với số sẽ được thể hiển chính xác bằng phân số và căn thức là chế độ:
A. Chế độ tính toán chính xác
B. Chế độ tính toán gần đúng
C. chế độ tính toán xấp xỉ
D. Tất cả đều sai
Chế độ tính toán chính xác với số là các tính toán với số sẽ được thể hiển chính xác bằng phân số và căn thức.
Đáp án : A
Câu 3: Các bước làm việc với chế độ tính toán gần đúng:
1. Chọn lệnh Các tùy chọn → Làm tròn
2. Chọn số chữ thập phân sau dấu chấm.
3. Nháy chuột vào nút
Chọn đáp án đúng:
A. 1 – 2 – 3
B. 3 – 1 – 2
C. 2 – 3 -1
D. 3 – 2 - 1
Các bước làm việc với chế độ tính toán gần đúng:
- Nháy chuột vào nút
- Chọn lệnh Các tùy chọn → Làm tròn
- Chọn số chữ thập phân sau dấu chấm.
Đáp án : B
Câu 4: Tính toán với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức nên:
A. Sử dụng các chữ x, y, z ... để thể hiện tên các biến.
B. Khi tính toán với đa thức nên chọn chế độ tính toán chính xác.
C. Nhập trực tiếp trên dòng lệnh của cửa sổ CAS
D. Tất cả đáp án trên
Trong GEOGEBRA, Tính toán mở rộng với các biểu thức chứa chữ (biểu thức đại số hay đa thức)
- Nên sử dụng các chữ x, y, z ... để thể hiện tên các biến.
- Khi tính toán với đa thức nên chọn chế độ tính toán chính xác.
- Nhập trực tiếp trên dòng lệnh của cửa sổ CAS
Đáp án : D
Câu 5: Vùng làm việc của Geogbra gồm:
A. Hệ trục tọa độ
B. Lưới
C. Thanh điều hướng
D. Tất cả đáp án trên
Vùng làm việc của Geogbra gồm:
+ Hệ trục tọa độ
+ Lưới
+ Thanh điều hướng
Đáp án: D
Câu 6: Cấu trúc nhập lệnh để tạo đối tượng điểm là:
A. <Tên điểm> = (<tọa độ X>, <tọa độ Y>)
B. <Tên điểm>:= (<tọa độ X>, <tọa độ Y>)
C. Tất cả đều đúng
D. tất cả đều sai
Cú pháp nhập lệnh để tạo đối tượng điểm là:
<Tên điểm> = (<tọa độ X>, <tọa độ Y>)
Hoặc <Tên điểm>:= (<tọa độ X>, <tọa độ Y>)
Đáp án : C
Câu 7: Cú pháp nhập hàm số là:
A. <Tên hàm>:= (<tọa độ X>, <tọa độ Y>)
B. <tên hàm>:= <biểu thức hàm số chứa x>
C. <tên hàm>= <biểu thức hàm số chứa x>
D. <tên hàm> : <biểu thức hàm số chứa x>
Cú pháp nhập hàm số là <tên hàm>:= <biểu thức hàm số chứa x>
Đáp án : B
Câu 8: Để thay đổi một số thuộc tính của đồ thị hàm số ta thực hiện:
A. Chọn hàm số f(x) trong cửa sổ hiện thị danh sách các đối tượng bên trái
B. Nháy chuột tại nút tam giác bên trái dòng chữ vùng làm việc
C. Chọn hàm số f(x) trong cửa sổ hiện thị danh sách các đối tượng bên phải.
D. Cả A và B
Để thay đổi một số thuộc tính của đồ thị hàm số ta thực hiện:
+ Chọn hàm số f(x) trong cửa sổ hiện thị danh sách các đối tượng bên trái
+ Nháy chuột tại nút tam giác bên trái dòng chữ vùng làm việc
Đáp án : D
Câu 9: Cách nhập điểm nào sau đây là đúng:
A. B:= (1, 10)
B. B: (1, 10)
C. B = (1; 10)
D. B:= <1, 10>
Cú pháp nhập lệnh để tạo đối tượng điểm là:
<Tên điểm> = (<tọa độ X>, <tọa độ Y>)
Hoặc <Tên điểm>:= (<tọa độ X>, <tọa độ Y>)
Đáp án : A
Câu 10: Trong các cách nhập hàm số cách nào sau đây là đúng:
A. y:= 10x
B. y = 10x
C. y: 10x
D. y:= <10x>
Cú pháp nhập hàm số là <tên hàm>:= <biểu thức hàm số chứa x>
Đáp án : A