Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Lý thuyết tổng hợp Tin học lớp 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học.

1394
  Tải tài liệu

Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

A. Nội dung bài học:

   - Bảng tính là gì

   - Các thành phần chính trên trang tính

   - Các kiểu dữ liệu có thể nhập vào ô tính

   - Chọn các đối tượng trên trang tính

1. Bảng tính

   - Một bảng tính là 1 tập tin bao gồm nhiều trang tính, một bảng tính mới sẽ bao gồm ba trang tính trống( sheet1, sheet2, sheet3).

   - Kích hoạt 1 trang tính bằng cách nháy chuột trên trang tính tương ứng.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (hay, chi tiết)

2. Các thành phần trên trang tính

   - Hàng: được đánh số thứ tự 1, 2, 3…

   - Cột: được ký hiệu là A, B, C,…

   - Ô tính: là ô chữ nhật giao giữa 1 cột và 1 hàng, ký hiệu: A1, A2,… chứa dữ liệu hoặc công thức.

   - Hộp tên: ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được trỏ tới

   - Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình.

Ký hiệu: ″ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải″

Ví dụ: C2:D3, A1:B3, ..

- Thanh công thức: cho biết nội dung của dữ liệu đang được chọn, ngoài ra còn có thể nhập, sửa nội dung của dữ liệu đó.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (hay, chi tiết)

3. Dữ liệu trên trang tính

a) Dữ liệu số

   - Là các số: 0, 1,…, 9

   - Dấu + tương ứng số dương

   - Dấu – tương ứng số âm

   - Dấu % là tỉ lệ

   - Dữ liệu số có thể là số nguyên hoặc thập phân( thể hiện bởi dấu chấm).

Vd: 120; +22; -150; 12.2

b) Dữ liệu ký tự

   - là các chữ cái từ A → Z

   - là các chữ số từ 0 → 9

   - các ký hiệu: < > ∗ / …

4. chọn các đối tượng trên trang tính

   - Chọn 1 ô: đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy đúp.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (hay, chi tiết)

   - Chọn 1 hàng: chọn tên hàng và nháy đúp.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (hay, chi tiết)

   - Chọn 1 cột: chọn tên cột và nháy đúp.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (hay, chi tiết)

   - Chọn 1 khối: kéo thả chuột từ ô góc trái trên đến ô góc phải dưới theo ý muốn.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (hay, chi tiết)

B. Bài tập

Câu 1: Trong chương trình bảng tính, khi mở một bảng tính mới thường có:

A. hai trang tính trống.

B. một trang tính trống.

C. ba trang tính trống.

D. bốn trang tính trống.

Một bảng tính là 1 tập tin bao gồm nhiều trang tính, một bảng tính mới sẽ bao gồm ba trang tính trống (sheet1, sheet2, sheet3).

Đáp án: C

Câu 2: Các thành phần chính trên trang tính gồm có:

A. Hộp tên, Khối, các ô tính.

B. Hộp tên, Khối, các hàng.

C. Hộp tên, thanh công thức, các cột.

D. Hộp tên, Khối, Thanh công thức.

Các thành phần chính trên trang tính gồm có:

- Hộp tên: ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được trỏ tới

- Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình.

Ký hiệu: ″ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải″

Ví dụ: C2:D3, A1:B3, ..

- Thanh công thức: cho biết nội dung của dữ liệu đang được chọn, ngoài ra còn có thể nhập, sửa nội dung của dữ liệu đó.

Đáp án: D

Câu 3: Trên trang tính, hộp tên hiển thị D6 cho ta biết:

A. địa chỉ của ô tại cột 6 hàng D.

B. địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.

C. địa chỉ của ô tại hàng D đến hàng 6.

D. địa chỉ của ô từ cột D đến cột 6.

Hộp tên: ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được trỏ tới. Vì vậy hộp tên hiển thị D6 cho ta biết địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.

Đáp án: B

Câu 4: Trên trang tính, một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật gọi là:

A. ô liên kết.

B. các ô cùng hàng.

C. khối ô.

D. các ô cùng cột.

Khối ô là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình. Ví dụ: A1:B3, ..

Đáp án: C

Câu 5: Trong chương trình bảng tính, người ta viết C3:D5 có nghĩa là:

A. các ô từ ô C1 đến ô C3.

B. các ô từ ô D1 đến ô D5.

C. các ô từ hàng C3 đến hàng D5.

D. các ô từ ô C3 đến ô D5.

Khối: là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình. Ký hiệu: ″ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải″. Trong chương trình bảng tính, người ta viết C3:D5 có nghĩa là ô trên cùng bên trái là C3, ô dưới cùng bên phải là D5.

Đáp án: D

Câu 6: Trong chương trình bảng tính, ký hiệu khối ô từ ô D2 đến ô F6, ta viết:

A. D2:F6     B. F6:D2

C. D2..F6     D. F6..D2

Trong chương trình bảng tính, ký hiệu khối ô là: ″ô trên cùng bên trái : ô dưới cùng bên phải″. Vậy ký hiệu khối ô từ ô D2 đến ô F6, ta viết là D2:F6.

Đáp án: A

Câu 7: Trong chương trình bảng tính, khối ô A3:C4 là gồm các ô:

A. A3 và C4.

B. A3,A4, C3 và C4.

C. A3,A4,B3,B4,C3 và C4.

D. A3 và A4, C3, C4.

Trong chương trình bảng tính, khối ô A3:C4 là gồm các ô bắt đầu từ ô A3 đến ô C4 cụ thể là A3,A4,B3,B4,C3 và C4.

Đáp án: C

Câu 8: Trong chương trình bảng tính, thanh công thức cho biết:

A. địa chỉ của ô được chọn.

B. khối ô được chọn.

C. hàng hoặc cột được chọn.

D. dữ liệu hoặc công thức của ô được chọn.

Trong chương trình bảng tính, thanh công thức cho biết nội dung (dữ liệu hoặc công thức) của ô được chọn.

Đáp án: D

Câu 9: Trong chương trình bảng tính, các kiểu dữ liệu cơ bản gồm:

A. kiểu số.

B. kiểu ngày.

C. kiểu thời trang.

D. kiểu số và kiểu kí tự.

Trong chương trình bảng tính, các kiểu dữ liệu cơ bản gồm:

+ Dữ liệu số là các số: 0, 1,…, 9, dấu + tương ứng số dương, dấu – tương ứng số âm, dấu % là tỉ lệ, dữ liệu số có thể là số nguyên hoặc thập phân( thể hiện bởi dấu chấm).

+ Dữ liệu ký tự là chữ cái, chữ số và các kí hiệu.

Đáp án: D

Câu 10: Trên trang tính, để chọn cột C ta thực hiện thao tác nào nhanh nhất?

A. nháy chuột lên ô C1 và kéo đến hết cột C.

B. nháy chuột cột B và kéo qua cột C.

C. nháy chuột lên tên hàng C.

D. nháy chuột tên cột C.

Trên trang tính, để chọn cột C ta thực hiện thao tác nào nhanh nhất nháy chuột tên cột C.

Đáp án: D

Bài viết liên quan

1394
  Tải tài liệu