Công Nghệ 7 Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản
Lý thuyết tổng hợp Công Nghệ lớp 7 Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công Nghệ lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công Nghệ.
Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản
A. LÝ THUYẾT
I. Vai trò của nuôi thủy sản
Thực phẩm cho con người.
Có giá trị xuất khẩu.
Giá trị du lịch, thương mại.
Thức ăn cho gia súc, gia cầm.
II. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta
1. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi
Diện tích mặt nước có ở nước ta là 1,700,000 ha, trong đó có khả năng sử dụng là 1,031,000 ha. Nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng nước ngọt lên 60%, nước lợ nước mặn lên 70%.
Thuần hoá và tạo ra các giống mới.
2. Cung cấp nhiều thực phẩm tươi, sạch
Thuỷ sản là loại thực phẩm tuyền thống của nhân dân ta và nhu cầu ngày càng tăng.
Cần cung cấp thực phẩm tươi, sạch để đảm bảo sức khoẻ vệ sinh cộng đồng.
3. Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản
Để phát triển toàn diện, nuôi thuỷ sản cần ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của thủy sản:
A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.
C. Hàng hóa xuất khẩu.
D. Làm vật nuôi cảnh.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D. Làm vật nuôi cảnh.
Giải thích : (Phát biểu sai khi nói về vai trò của thủy sản là: Làm vật nuôi cảnh – Hình 75 SGK trang 131)
Câu 2: Có mấy vai trò của nuôi thủy sản?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hiển thị đáp ánĐáp án: C. 4
Giải thích : (Có 4 vai trò của nuôi thủy sản:
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Làm thức ăn cho vật nuôi khác.
- Hàng hóa xuất khẩu.
- Làm sạch môi trường nước – Hình 75 SGK trang 131)
Câu 3: Có mấy nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A. 3
Giải thích : (Có 3 nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta là:\
- Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
- Cung cấp thực phẩm tươi sạch.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản – SGK trang 132)
Câu 4: Câu nào dưới đây không phải là nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?
A. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
B. Mở rộng xuất khẩu.
C. Cung cấp thực phẩm tươi sạch.
D. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B. Mở rộng xuất khẩu.
Giải thích : (Câu không phải là nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta là: Mở rộng xuất khẩu – SGK trang 132)
Câu 5: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là bao nhiêu ha?
A. 1.700.000 ha.
B. 1.500.000 ha.
C. 1.750.000 ha.
D. 1.650.000 ha.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A. 1.700.000 ha.
Giải thích : (Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là 1.700.000 ha – SGK trang 132)
Câu 6: Trong những năm tới đây nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt tới bao nhiêu %?
A. 40%.
B. 50%.
C. 60%.
D. 70%.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C. 60%.
Giải thích : (Trong những năm tới đây nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt tới 60% – SGK trang 132)
Câu 7: Bình quân nhu cầu thực phẩm của mỗi người là:
A. 12 – 25 kg/năm.
B. 12 – 20 kg/năm.
C. 10 – 25 kg/năm.
D. 20 – 35 kg/năm.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B. 12 – 20 kg/năm.
Giải thích : (Bình quân nhu cầu thực phẩm của mỗi người là: 12 – 20 kg/năm – SGK trang 132)
Câu 8: Thực phẩm do nuôi thủy sản chiếm bao nhiêu % nhu cầu thực phẩm hiện nay?
A. 40 – 50%.
B. 60%.
C. 20 – 30%.
D. 30%.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A. 40 – 50%.
Giải thích : (Thực phẩm do nuôi thủy sản chiếm 40 – 50% nhu cầu thực phẩm hiện nay – SGK trang 132)
Câu 9: Ở nước ta hiện nay đã thu thập và phân loại được bao nhiêu loại cá nước ngọt?
A. 300 loài.
B. 124 loài.
C. 245 loài.
D. 544 loài.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D. 544 loài.
Giải thích : (Ở nước ta hiện nay đã thu thập và phân loại được 544 loại cá nước ngọt – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 132)
Câu 10: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?
A. Cá Chẽm.
B. Cá Rô Phi.
C. Cá Lăng.
D. Cá Chình..
Hiển thị đáp ánĐáp án: B. Cá Rô Phi.
Giải thích : (Trong các loài cá sau, loài không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ là: Cá Rô Phi – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 132)
Bài viết liên quan
- Công Nghệ 7 Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
- Công Nghệ 7 Bài 48: Thực hành: Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu Xơn phòng cho bệnh gà
- Công Nghệ 7 Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản
- Công Nghệ 7 Bài 51: Thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản
- Công Nghệ 7 Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản ( tôm, cá )