Công Nghệ 7 Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi

Lý thuyết tổng hợp Công Nghệ lớp 7 Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công Nghệ lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công Nghệ.

553
  Tải tài liệu

Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi 

A. LÝ THUYẾT

I. Vacxin tác dụng như thế nào?

1. Vacxin là gì?

    - Vacxin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.

    - Tác dụng phòng bệnh truyền nhiễm.

    - Vacxin chết là vacxin được chế từ mầm bệnh bị giết.

    Vacxin nhược độc là vacxin được chế từ mầm bệnh bị làm yếu đi.

    - Ví dụ về 1 loại vacxin: vacxin phòng chống cúm gia cầm H5N1.

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi (hay, chi tiết)

2. Tác dụng của vacxin

    Khi đưa vacxin vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh (bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng, …) cơ thể vật nuôi sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi có khả năng miễn dịch.

II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vacxin

1. Bảo quản

    - Mục đích: chất lượng phụ thuộc vào bảo quản.

    - Yêu cầu bảo quản: giữ vacxin đúng nhiệt độ thích hợp, không để chỗ nóng và chỗ có ánh sáng mặt trời.

2. Sử dụng

    Khi sử dụng vacxin cần chú ý:

    - Vacxin dùng cho vật nuôi khoẻ mạnh.

    - Tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

    - Vacxin đã pha phải dùng ngay, còn thừa phải xử lí theo quy định.

    - Sau khi tiềm phải theo dõi sức khoẻ vật nuôi từ 3 giờ tiếp theo, nếu bị dị ứng cần cho dùng thuốc chống dị ứng.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vắc xin?

A. Là chế phẩm sinh học.

B. Được chế từ cơ thể vật nuôi lành.

C. Được chế từ chính mầm bệnh.

D. Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Được chế từ cơ thể vật nuôi lành.

Giải thích : (Phát biểu không đúng khi nói về vắc xin là: Được chế từ cơ thể vật nuôi lành – SGK trang 123)

Câu 2: Có mấy loại vắc xin theo phân loại cách xử lí mầm bệnh?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. 2

Giải thích : (Có 2 loại vắc xin theo phân loại cách xử lí mầm bệnh gồm:

- Vắc xin nhược độc

- Vắc xin chết – Hình 73 SGK trang 123)

Câu 3: Vắc xin nhược độc là loại vắc xin:

A. Gây chết mầm bệnh.

B. Làm suy yếu mầm bệnh.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Làm suy yếu mầm bệnh.

Giải thích : (Vắc xin nhược độc là loại vắc xin: làm suy yếu mầm bệnh – SGK trang 123)

Câu 4: Trong các loại vắc xin sau, loại vắc xin nào là vắc xin nhược độc?

A. Vắc xin Newcastle.

B. Tụ huyết trùng lợn.

C. Tụ huyết trùng trâu bò.

D. Tất cả đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. Vắc xin Newcastle.

Giải thích : (Trong các loại vắc xin, loại vắc xin nhược độc là: Vắc xin Newcastle)

Câu 5: Trong các loại vắc xin sau, loại vắc xin nào là vắc xin chết?

A. Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò.

B. Vắc xin dịch tả vịt.

C. Vắc xin đậu gà.

D. Tất cả đều sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò

Giải thích : (Trong các loại vắc xin, loại vắc xin chết là: Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò)

Câu 6: Trong các cách sau, người ta dùng cách nào để đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi?

A. Tiêm.

B. Nhỏ.

C. Chủng.

D. Tất cả đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Tất cả đều đúng.

Giải thích : (Người ta hay dùng các cách như tiêm, nhỏ, chủng… để đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi – SGK trang 124)

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tác dụng phòng bệnh của vắc xin?

A. Tiêm vắc xin cho vật nuôi khỏe.

B. Tiêm vắc xin cho vật nuôi lúc nào cũng được.

C. Cơ thể vật nuôi sẽ sản sinh ra kháng thể.

D. Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Tiêm vắc xin cho vật nuôi lúc nào cũng được.

Giải thích : (Phát biểu không đúng khi nói về tác dụng phòng bệnh của vắc xin là: Tiêm vắc xin cho vật nuôi lúc nào cũng được – SGK trang 124)

Câu 8: Cách nào dưới đây đúng để bảo quản vắc xin?

A. Luôn giữ vắc xin ở nhiệt độ thấp nhất có thể.

B. Để vắc xin chỗ nóng.

C. Tránh ánh sắng mặt trời.

D. Để nơi có độ ẩm thấp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. Tránh ánh sắng mặt trời.

Giải thích : (Cách đúng để bảo quản vắc xin là: Tránh ánh sắng mặt trời – SGK trang 124)

Câu 9: Thời gian tạo được miễn dịch sau khi tiêm vắc xin là:

A. 2 – 3 giờ.

B. 1 – 2 tuần.

C. 2 – 3 tuần.

D. 1 – 2 tháng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. 2 – 3 tuần.

Giải thích : (Thời gian tạo được miễn dịch sau khi tiêm vắc xin là: 2 – 3 tuần – SGK trang 124)

Câu 10: Phát biểu sai khi nói về điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin là:

A. Hiệu lực của thuốc giảm khi vật nuôi bị ốm.

B. Vắc xin còn thừa phải xử lí theo quy định.

C. Sau khi tiêm phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 1 – 2 giờ tiếp theo.

D. Dùng vắc xin cho vật nuôi khỏe.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. Sau khi tiêm phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 1 – 2 giờ tiếp theo.

Giải thích : (Phát biểu sai khi nói về điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin là: Sau khi tiêm phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 1 – 2 giờ tiếp theo – SGK trang 124)

Bài viết liên quan

553
  Tải tài liệu