Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 7.

1006
  Tải tài liệu

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ 

I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT

1.1. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Lê Lợi lê ngôi hoàng đế, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.

* Ở Trung ương:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

- Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

- Bãi bỏ một số chức quan cao cấp: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, 6 bộ và các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

* Ở địa phương:

- Thời Lê Thái Tổ: chia cả nước làm 5 đạo.

- Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên.

   + Dưới đạo là: Phủ, châu, huyện, xã.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

- Địa phương

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

1.2. Tổ chức quân đội

- Tổ chức theo chế độ “ Ngụ binh ư nông”.

- Quân đội gồm 2 bộ phận:

   + Quân triều đình

   + Quân địa phương

- Bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Được trang bị vũ khí bao gồm: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa pháo.

- Quân lính thường xuyên tập luyện, bố trí quân đội phòng thủ biên giới.

1.3. Luật pháp:

- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành luật Hồng Đức.

- Nội dung:

   + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

   + Bảo vệ quyền lợi của g/c thống trị.

   + Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

   + Khuyến khích phát triển kinh tế.

   + Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

   + Bảo vệ phụ nữ.

II - TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI

1.1. Kinh tế

a. Nông nghiệp:

- Vua Lê tiến hành nhiều biện pháp để khội phục và phát triển nông nghiệp.

   + Cho quân lính về quê sản xuất.

   + Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

   + Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

   + Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

   + Chú trọng công tác thủy lợi.

→ SX nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

b. Công thương nghiệp

- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

- Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời.

- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

→ TCN phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

c. Thương nghiệp

   + Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

   + Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

→ Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

1.2. Xã hội

- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.

- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.

- Các tầng lớp khác: phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.

III – TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC

1.1. Tình hình giáo dục và khoa cử

- Cho dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.

- Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình.

- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để khắc tên Tiến sĩ.

→ Quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

1.2. Văn học, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,..

- Văn học chữ Nôm phát triển.

→ Nội dung : thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

b. Khoa học

- Sử học : Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, ..

- Địa lí : Hồng Đức bản đồ, Dư địa chi, An Nam hình thắng đồ,..

- Y học : Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học : Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

c. Nghệ thuật

- Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng, ca hát được phục hồi và phát triển.

- Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện : Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng,...

IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC

1.1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Là nhà chính trị quân sự tài ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

- Có nhiều tác phẩm giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ hay, chi tiết

1.2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

- Là vị vua anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự và thơ văn.

- Sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập...

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc.

1.3. Ngô Sỹ Liên (Thế kỷ XV)

- Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ XV.

- Đỗ tiên sĩ năm 1442, đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng

- Tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.

1.4. Lương Thế Vinh ( 1442 - ?)

- Đỗ tiến sĩ năm 1463, nổi tiếng học rộng, tài cao.

- Là nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ

- Có nhiều công trình có giá trị như: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa…

Hỏi đáp VietJack

V. BÀI TẬP

Câu 1: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

   A. Lê Thái Tổ

   B. Lê Thái Tông

   C. Lê Nhân Tông

   D. Lê Thánh Tông

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Chính quyền phong kiến thời Lê sơ được hoàn thiện dần và hoàn chỉnh nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Trong những năm 1460 – 1471, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

* Ở Trung ương:

- Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

- Bãi bỏ một số chức quan cao cấp: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, 6 bộ và các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

* Ở địa phương chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên.

Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

   A. Lê Thái Tổ

   B. Lê Thái Tông

   C. Lê Thánh Tông

   D. Lê Nhân Tông

Chọn đáp án: C

Giải thích: Năm 1488, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Hồng Đức, gồm 722 điều chia làm 16 chương.

Câu 3: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?

   A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.

   B. Khuyến khíc phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

   C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.

   D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.96)

Câu 4: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

   A. Phường hội

   B. Quan xưởng

   C. Làng nghề

   D. Cục bách tác

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – tr.97)

Câu 5: Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị trớ như thế nào ở Đông Nam Á?

   A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.

   B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.

   C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.

   D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.

Chọn đáp án: A

Giải thích: nhờ sự cố gắng của nhân dân và các chính sách khuyến khích phát trển kinh tế, xã hội của nhà nước cuộc sống nhân dân ngày càng ổn định, nhiều làng mạc được thành lập. Nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Đại Việt trở thành quốc gia cường thịnh nhất ĐNA lúc bấy giờ.

Câu 6: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:

   A. Phật giáo

   B. Đạo giáo

   C. Nho giáo

   D. Thiên chúa giáo

Chọn đáp án: C

Giải thích:

- Nho giáo là nền tảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

- Nhà Lê xây dựng chính quyền theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

⇒ Nho giáo được coi trọng và trở thành quốc giáo, là nội dung chủ yếu trong giáo dục và thị cử.

Câu 7: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

   A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

   B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.

   C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

   D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – Tr.100)

Câu 8: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?

   A. Thi Hội

   B. Thi Hương

   C. Thi Đình

   D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Người thi phải lần lượt trải qua các kỳ thi Hương, Hội, Đình. Kì thi Đình là kỳ thi cao nhất để phân hạng các tiến sĩ.

Câu 9: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

   A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.

   B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

   C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.

   D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Bia tiến sĩ dùng để khắc tên, vinh danh những người đỗ tiến sĩ trở lên, được đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Câu 10 : Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?

   A. Nguyễn Trãi

   B. Lê Thánh Tông

   C. Ngô Sĩ Liên

   D. Lương Thế Vinh

Chọn đáp án: A

Giải thích: Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Bài viết liên quan

1006
  Tải tài liệu