Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 7.

672
  Tải tài liệu

Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV 

I – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Tình hình kinh tế

- Cuối TK XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất, và công tác thủy lợi → mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

- Nông dân phải bán ruộng đất trở thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.

- Ruộng đất tập chung chủ yếu trong tay quý tộc, địa chủ, nhà chùa, ruộng đất công làm xã bị xâm lấn, ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

- Sưu thuế nặng nề.

→ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn làng xã tiêu điều, xơ xác.

1.2. Tình hình xã hội.

- Vua quan ăn chơi sa đoạ, kẻ nịnh thần làm loạn phép nước, triều chính lũng loạn.

- Bên ngoài nhà Minh yêu sách, Cham-pa xâm lược.

- Đời sống nhân dân cực khổ → nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

   + Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344 - 1360) ở Hải Dương → bị đàn áp.

   + Khởi nghĩa Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ (1379) ở Thanh Hoá → thất bại.

   + Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (1390) ở Hà Tây → bị đàn áp.

   + Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái (1399 – 1400) ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang → thất bại.

II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

1.1. Nhà Hồ thành lập 1400

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu.

- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV hay, chi tiết

1.2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

* Về chính trị:

- Cải tổ bộ máy võ quan, thay các võ quan do quý tộc họ Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Cử quan triều đình về địa phương thăm hỏi nhân dân, giám sát quan lại.

- Dời kinh đô vào An Tôn (Thành Tây Đô).

* Về kinh tế:

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV hay, chi tiết

* Về xã hội:

- Thực hiện chính sách hạn nô.

- Khi có nạn đói bắt người giàu bán thóc, tổ chức chữa bệnh cho nhân dân.

* Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Quy định lại quy chế thi cử, học tập.

* Về quân sự:

- Củng cố quốc phòng, quân sự, tăng quân số, chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến.

- Bố trí phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.

- Xây dựng Thành Tây Đô, thành Đa Bang,..

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV hay, chi tiết

1.3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.

- Tác dụng:

   + Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

   + Ổn định tình hình xã hội.

   + Hạn chế sự tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ; làm suy yếu thế lực họ Trần.

   + Tăng nguồn thu nhập của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

   + Xây dựng nền văn hoá giáo dục tiến bộ, mang tính dân tộc.

- Hạn chế: Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu cấp thiết của nhân dân.

→ Do không được lòng dân nên nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ.

Hỏi đáp VietJack

III. BÀI TẬP

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Trần suy yếu?

   A. Nhà nước không chăm lo phát triển nông nghiệp.

   B. Chiến tranh nông dân nổ ra chống lại triều đình.

   C. Nhà Minh gây đưa ra các yêu sách ngang ngược, phía Nam Cham-pa gây xung đột.

   D. Nhà Minh tiến hành chiến tranh xâm lược.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Lúc này, nhà Minh chưa tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt mà phải đến năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nhà Minh mới đem quân xâm lược.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân nào dân tới sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV?

   A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nhiều năm bị mất mùa đói kém.

   B. Vua, quan, quý tộc nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa và bóc lột nhân dân.

   C. Nông dân nổi dậy để chống lại các cuộc tấn công của Cham-pa và các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

   D. Triều đình thu tô thuế nặng nề.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa cuối trần là:

   + Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.

   + Vua, quan, quý tộc nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa và bóc lột nhân dân.

   + Triều đình vẫn bắt dân nghèo phải nộp ba quan tiền thuế đinh.

⇒ Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc.

Câu 3: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?

   A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly.

   B. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.

   C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

   D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Quý Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Về quân sự, trong cuộc cải cách Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. Trong đó có việc cho xây dựng thành Tây Đô ở Vĩnh Lộc – Thanh Hóa (còn gọi là thành nhà Hồ).

Câu 4: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về chính trị?

   A. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

   B. Phân chia lại các đơn vị hành chính trong toàn quốc và quy định công việc cụ thể của bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

   C. Thay đổi toàn bộ các quan lại trong triều bằng những người họ hàng thân thích của mình.

   D. Lược bỏ các đơn vị hành chính cấp địa phương như huyện, xã.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hồ Quý Ly đổi tên một số Trấn: đổi trấn Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, trấn Quốc Oai làm trấn Quảng Oai,…Quy định lộ coi phủ, phủ coi châu,châu coi huyện.

Câu 5: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về kinh tế?

   A. Chia lại ruộng đất cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, già trẻ.

   B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

   C. Quy định lại biểu thuế đinh tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp.

   D. Quy định lại việc sở hữu ruộng đất của toàn dân, mỗi người chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu, kể cả Đại vương và Trưởng công chúa.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nhà Hồ phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

   + Quy định lại biểu thuế đinh chỉ đánh vào người có rộng, người không có ruộng không phải nộp.

   + Ban hành chính sách hạn điền Đại vương và Trưởng công chúa không bị hạn chế số ruộng đất tư, số còn lại mỗi người chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu.

Câu 6: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về xã hội và văn hóa, giáo dục?

   A. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

   B. Giải phóng cho các nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Sửa đổi cả nội dung học tập và chế độ thi cử theo nhà Minh.

   C. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. Dịch các sách Hán ra chữ Nôm.

   D. Cả A và C.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – 79)

Câu 7: Nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu?

   A. Năm 1399

   B. Năm 1400

   C. Năm 1406

   D. Năm 1407

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua.

Câu 8: Tên gọi của nước ta dưới thờ Hồ là gì?

   A. Đại Việt

   B. Đại Nam

   C. Đại Ngu

   D. Đại Cồ Việt

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK – 77)

Câu 9: Cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng như thế nào?

   A. Không có tác dụng, đất nước vẫn khủng hoảng.

   B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

   C. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.

   D. Không có tác dụng, tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Những cải cách của Hồ Quý Ly góp phần:

   + Hạn chế tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ.

   + Làm suy yếu thế lực của tôn thất họ Trần, tăng quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

   + Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.

Câu 10 : Điểm hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly là gì?

   A. Thế lực của họ Trần vẫn không suy giảm.

   B. Chưa có những chính sách để phát triển văn hóa, giáo dục.

   C. Tình trạng phân quyền ở trung ương ngày càng rõ rệt.

   D. Gia nô, nô tì chưa được giải phóng, chưa phù hợp tình hình thực tế.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Về xã hội Hồ Quý Ly chỉ ban hành chính sách hạn chế số nô tì của vương hầu, quý tộc. Gia nô, nô tì vẫn chưa được giải phóng, phải chịu thân phận lệ thuộc.

Bài viết liên quan

672
  Tải tài liệu