Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 7.

1001
  Tải tài liệu

Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

I. LÝ THUYẾT

1. Những trang sử đầu tiên

- Ấn Độ được hình thành trên lưu vực 2 dòng sông lớn : sông Ấn và sông Hằng.

- 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Ấn.

- 1500 năm TCN, hình thành các thành thị trên lưu vực sông Hằng.

- Thế kỉ VI TCN, các thành thị liên kết với nhau cùng với sự ra đời và truyền bá của đạo Phật đã hình thành nhà nước Ma-đa-ga thống nhất hùng mạnh (TK III).

- Thế kỷ IV, vương triều Gúp ta được thành lập.

2. Ấn Độ thời phong kiến

- Thời kì Vương triều Gúp-ta (TK IV-VI): Ấn Độ bước vào thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển:

   + Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.

   + Thủ công nghiệp phát triển: luyện kim, dệt,...

- Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta suy yếu và bị diệt vong.

* Vương triều Hồi giáo Đê-li (TK XII – XVI)

- Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.

   + Quý tộc Hồi giáo cướp đoạt ruộng đất của người Ấn Độ.

   + Thi hành chính sách cấm đạo Hin-đu.

→ Mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

* Vương triều Mô-gôn:

- Đầu TK XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

- Vua A-cơ-ba thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa.

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến hay, chi tiết

3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến hay, chi tiết

- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.

- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,..

   + Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà La Môn và Hin-đu giáo.

   + Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.

- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến hay, chi tiết

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu 1: Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ:

   A. Tên một dòng sông.

   B. Tên một ngọn núi.

   C. Tên một vị thần.

   D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tên Ấn Độ bắt nguồn từ dòng sông Ấn.

Câu 2: Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là:

   A. Kashi.

   B. Kosala.

   C. Magadha.

   D. Vrijis.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Thượng lưu sông Ấn hình thành nhiều tiểu quốc. Đến thế kỉ IV, còn lại 4 quốc gia: Kashi, Kosala, Magadha và Vrijis. Magadha mạnh lên và thôn tính các tiểu quốc còn lại thành một nhà nước rộng lớn – nước Magadha.

Câu 3: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?

   A. Thế kỉ V TCN.

   B. Thế kỉ VI TCN.

   C. Thế kỉ VII TCN.

   D. Thế kỉ XVIII TCN.

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK – tr. 15)

Câu 4: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

   A. Vương triều Gúp-ta.

   B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

   C. Vương triều Mô-gôn.

   D. Vương triều Hác-sa.

Chọn đáp án: A

Giải thích:

- Thế kỉ III, Ấn Độ bị phân tán thành nhiều quốc gia nhỏ. Đến thế kỉ IV, Ấn Độ được thông nhất lại dưới vương triều Gúp-ta.

- Thời kì này là thời kì phục hưng và phát triển của Ấn Độ về cả kinh tế, xã hội và văn hóa.

Câu 5: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

   A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

   B. Cùng theo đạo Hồi

   C. Cùng theo đạo Phật.

   D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Chọn đáp án: A

Giải thích:

- Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn đều là vương triều của người nước ngoài đến thôn tính Ân Độ.

- Vương quốc Hồi giáo Đê-li là người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi, còn Vương quốc Mô- gôn của người Mông Cổ theo Ấn Độ giáo.

Câu 6: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?

   A. Xóa bỏ Hồi giáo.

   B. Giành nhiều đặc lợi cho quí tộc gốc Mông Cổ.

   C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.

   D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK – tr.16)

Câu 7: Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?

   A. Đạo Phật.

   B. Đạo Bà-la-môn và Đạo Hin-đu.

   C. Đạo Hồi.

   D. Đạo Thiên chúa.

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK – tr.17)

Câu 8: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất cuả Ấn Độ là:

   A. Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta

   B. I-li-at và Ô-đi-xê.

   C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.

   D. Xat-sai-a và Prit-si-cat.

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất cuả Ấn Độ là: Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.

- I-li-at và Ô-đi-xê của Hy Lạp.

- Các tác phẩm còn lại thuộc thể loại trường ca.

Câu 9: Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?

   A. Hồi giáo.

   B. Hin-đu giáo và Phật giáo

   C. Bà La Môn giáo.

   D. Ấn Độ giáo.

Chọn đáp án: B

Giải thích: - Hin-đu giáo: những đền thờ hình tháp nhọn.

- Phật giáo: Những ngôi chùa bằng đá vẫn được lưu giữ đến ngày nay

Câu 10 : Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?

   A. Anh

   B. Pháp

   C. Tây Ban Nha

   D. Hà Lan.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – Tr.16)

Bài viết liên quan

1001
  Tải tài liệu