Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 7.

678
  Tải tài liệu

Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

I. LÝ THUYẾT

1. Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII)

- Khái niệm: “Phong trào văn hóa phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô ma thời cổ đại.

- Phong trào bắt đầu từ Ý cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây Âu.

- Nguyên nhân:

   + Hệ tư tưởng của Giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.

   + Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

- Điều kiện:

   + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế châu Âu.

   + Sự thắng thế của chế độ phong kiến tập quyền.

   + Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến trở nên gay gắt.

- Nội dung:

   + Lên án Giáo hội Kito.

   + Đả phá trật tự xã hội phong kiến.

   + Đề cao giá trị con người.

   + Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

- Đại diện tiêu biểu: Ph. Ra-bơ-le, R.Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Cô-péc-ních, U. Sếch-xpia,v.v..

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu hay, chi tiết

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu hay, chi tiết

- Ý nghĩa:

   + Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.

   + Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

2. Phong trào Cải cách tôn giáo

- Nguyên nhân:

   + Giáo hội bóc lột nhân dân.

   + Hệ tư tưởng của Giáo hội phong kiến cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.

   + Sự tồn tại của Giáo hội cản trở sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.

- Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu ở Đức và lan sang các nước Tây Âu.

- Đại diện tiêu biểu: Lu-thơ, Can-vanh.

- Nội dung:

   + Cải cách của M. Lu Thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, chỉ trích giáo lý giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục nghi lễ phiền toái.

   + Cải cách của Can - vanh (Thụy Sĩ): sáng lập một giáo phái mới gọi là đạo Tin lành.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu hay, chi tiết

- Hệ quả:

   + Đạo Ki - tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki - tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau.

   + Làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu 1: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

   A. Đạo Hồi.

   B. Đạo Ki-tô.

   C. Đạo Phật.

   D. Ấn Độ giáo.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hệ tư tưởng của Giáo hội Kito và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, mâu thuẫn và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. Vì vậy, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại hệ tư tưởng Kito giáo.

Câu 2: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra trong thời gian nào?

   A. Thế kỉ XIV – XVII

   B. Thế kỉ XV – XVII

   C. Thế kỉ XV – XVI

   D. Thế kỉ XIV – XVI

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.8)

Câu 3: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là:

   A. nước Đức

   B. nước Thụy Sĩ

   C. nước Ý

   D. nước Pháp

Chọn đáp án: C

Giải thích: Ở Ý từ thế kỉ XIV đã có những thành thị tự do, phát triển như những quốc gia riêng biệt. Ở những thành thị này quanheej tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị.

Câu 4: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:

   A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.

   B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.

   C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên.

   D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng:

   + Lên án Giáo hội Kito.

   + Đả phá trật tự xã hội phong kiến.

   + Đề cao giá trị con người.

   + Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Câu 5: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là:

   A. “Những người khổng lồ”.

   B. “Những người thông minh”.

   C. “Những người vĩ đại”.

   D. “Những người xuất chúng”.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.8)

Câu 6: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là:

   A. Rem-bran

   B. Van-Gốc

   C. Lê-vi-tan

   D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – tr.8)

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ và kĩ sư nổi tiếng thời kì Phục hưng với bức họa nổi tiếng La Giô-Công, Ma-đô-na bên cửa sổ,..

- Các họa sĩ còn lại nổi tiếng trong thời kì cận đại.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

   A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.

   B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.

   C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

   D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phong trào Văn hóa Phục hưng tấn công mạnh mẽ vào chế độ phong kiến nhưng chưa thể lật đổ được chế độ phong kiến. Phải đến sự bùng nổ của các cuộc các mạng tư sản chế độ phong kiến mới chính thức bị lật đổ.

Câu 8: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào Cải cách tôn giáo là:

   A. Can-vanh

   B. Tô-mát Muyn-xe

   C. Lu-thơ

   D. Đê- các-tơ.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Lu-thơ lag người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo. Trong các tác phẩm của mình ông kịch liệt lên án những hành vi của Giáo Hoàng, lên án những giáo lý giả dối của Giáo hội, bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái,..

Câu 9: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

   A. Đạo Hồi.

   B. Đạo Tin Lành.

   C. Đạo Do Thái.

   D. Đạo Kito

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đạo Tin Lành ra đời do Can-vanh sáng lập, là một nhánh của đạo Kito.

Câu 10 : Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì ?

   A. Đòi cải cách tôn giáo.

   B. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến.

   C. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.

   D. Đòi giải phóng nông nô.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phong trào nông dân Đức có sự tham gia của đông đảo các tần lớp nhân dân nhằm chống lại quý tộc phong kiến và tăng lữ, thủ tiêu chế đọ phong kiến.

Bài viết liên quan

678
  Tải tài liệu