Địa lí 7 Bài 58: Khu vực Nam Âu
Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 58: Khu vực Nam Âu, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.
Bài 58: Khu vực Nam Âu
I. LÝ THUYẾT
1. Khái quát tự nhiên
- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ:
+ Nằm ven bờ biển Địa Trung Hải
+ Gồm 3 bán đảo: I-bê-rich, I-ta-li-a và Ban-căng.
+ Khu vực Nam Âu có 10 quốc gia.
- Đặc điểm địa hình:
+ Phần lớn diện tích khu vực là núi và cao nguyên.
+ Có một số đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
- Đặc điểm khí hậu, sông ngòi:
+ Khí hậu Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mưa nhiều vào mùa thu - đông.
+ Sông ngòi ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.
2. Kinh tế
a. Nông nghiệp
- Tình hình: Sản xuất theo quy mô nhỏ, tỉ lệ lao động chiếm 20% lực lượng lao động
- Ngành trồng trọt:
+ Cây lương thực: chưa phát triển.
+ Cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, ô liu, nho…là ngành truyền thống nổi tiếng.
- Ngành chăn nuôi: theo hình thức du mục, sản lượng thấp.
b. Công nghiệp
- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao.
- Italia là nước có nền công nghiệp phát triển nhất.
c. Dịch vụ
- Nguồn tài nguyên du lịch phong phú.
- Nguồn thu ngoại tệ chính của các quốc gia Nam Âu là các hoạt động du lịch.
II. BÀI TẬP
Câu: 1 Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải, gồm 3 bán đảo lớn là:
A. I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
B. I-bê-rích, Ai-xơ-len, Ban-căng.
C. I-bê-rích, I-ta-li-a, Ai-xơ-len.
D. I-bê-rích, I-ta-li-a, Xô-ma-li.
Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải, gồm 3 bán đảo lớn là: I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
Chọn: A.
Câu: 2 Khu vực Nam Âu nằm trên một vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất, hay xảy ra:
A. Bão tuyết và lũ lụt.
B. Động đất và núi lửa.
C. Động đất và bão tuyết.
D. Bão tuyết và núi lửa.
Khu vực Nam Âu nằm trên một vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất, hay xảy ra động đất và núi lửa.
Chọn: B.
Câu: 3 Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản:
A. Phong phú và đa dạng.
B. Nghèo nàn nhất châu Âu.
C. Phân bố tập trung nhất.
D. Đa dạng nhưng chất lượng kém.
Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
Chọn: A.
Câu: 4 Khu vực Nam Âu có khoảng 20% lao động làm việc trong nông nghiệp:
A. Sản xuất theo quy mô rất lớn.
B. Sản xuất theo quy mô lớn.
C. Sản xuất theo quy mô nhỏ.
D. Sản xuất theo quy vừa và nhỏ.
Khu vực Nam Âu có khoảng 20% lao động làm việc trong nông nghiệp, sản xuất theo quy mô nhỏ.
Chọn: C.
Câu: 5 Nguồn thu ngoại tệ chính của nhiều nước Nam Âu là từ:
A. Hoạt động nông nghiệp.
B. Hoạt động công nghiệp.
C. Hoạt động thương mại.
D. Hoạt động du lịch.
Nguồn thu ngoại tệ chính của nhiều nước Nam Âu là từ hoạt động du lịch.
Chọn: D.
Câu: 6 Chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Phéc-nan-đô Ma- gien-lăng xuất phát từ nước nào?
A. Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. I-ta-li-a.
D. Vương Quốc Anh.
Chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Phéc-nan-đô Ma- gien-lăng xuất phát từ nước Tây Ban Nha.
Chọn: A.
Câu: 7 Phần lớn diện tích Nam Âu là:
A. Đồng bằng và cao nguyên.
B. Cao nguyên và sơn nguyên.
C. Núi trẻ và cao nguyên.
D. Đồi núi và đồng bằng.
Phần lớn diện tích Nam Âu là núi trẻ và cao nguyên. Các đồng bằng thường nhỏ hẹp, nằm ven biển hoặc nằm xen giữa núi và cao nguyên.
Chọn: C.
Câu: 8 Quốc gia phát triển nhất trong khu vực Nam Âu là:
A. Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. I-ta-li-a.
D. Liên Bang Đức.
I-ta-li-a là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Nam Âu. So với các khu vực Bắc Âu, Trung và Tây Âu thì khu vực Nam Âu chưa phát triển bằng.
Chọn: C.
Câu: 9 Các nước có khí hậu địa trung hải trồng và xuất khẩu các loại cây ăn quả:
A. Nhiệt đới và cận nhiệt.
B. Cận nhiệt đới và oliu.
C. Nhiệt đới và cam, chanh.
D. Cận nhiệt và ôn đới.
Các nước có khí hậu địa trung hải trồng và xuất khẩu các loại cây ăn quả cận nhiệt đới (cam, chanh,…) và oliu. Nhiều nước trong khu vực vẫn phải nhập khẩu lương thực.
Chọn: B.
Câu: 10 Hình thức chăn nuôi phổ biến ở Nam Âu là:
A. Công nghiệp.
B. Bán công nghiệp.
C. Chăn thả.
D. Trang trại.
Hình thức chăn nuôi phổ biến ở Nam Âu là chăn thả. Mùa hạ, người ta đưa các đàn cừu, dê lên đồng cỏ núi cao, mùa đông lại đưa về chuồng trại ở vùng chân núi, đồng bằng.
Chọn: C.