Địa lí 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.

540
  Tải tài liệu

Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ

I. LÝ THUYẾT

1. Nền nông nghiệp tiên tiến

- Điều kiện tự nhiên

   + Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng trung tâm diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, sông hồ lớn cung cấp nước phù sa

   + Nhiều giống cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

- Đặc điểm phát triển:

   + Nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao.

   + Phát triển được nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.

   + Hoa Kì và Ca –na –da chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ hay, chi tiết

- Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp Bắc Mĩ

   + Thời tiết khí hậu có nhiều biến động bất thường.

   + Nông sản có giá thành cao, bị cạnh tranh mạnh.

   + Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sây gây ô nhiễm môi trường.

- Các vùng nông nghiệp

   + Phân bố từ Bắc xuống Nam: trồng lúa mì; ngô, lúa mì chăn nuôi bò sữa và trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả.

   + Phân bố từ Tây sang Đông: Trên núi cao chăn nuôi, phía Đông hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ hay, chi tiết

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu: 1 Đâu không phải nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?

   A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

   B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.

   C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

   D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Bắc Mĩ là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự phân hóa đa dạng của tự nhiên dẫn đến sự đa dạng về cây trồng và vật nuôi. Bên cạnh đó là với trình độ khoa học kĩ thuật và thị trường tiêu thụ tại chỗ cũng như ngoài khu vực rộng lớn đã giúp cho vùng Bắc Mĩ có một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và đạt đến trình độ cao.

Chọn: D.

Câu: 2 Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:

   A. Rộng lớn.

   B. Ôn đới.

   C. Hàng hóa.

   D. Công nghiệp.

Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển đạt đến trình độ cao.

Chọn: C.

Câu: 3 Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:

   A. Giá thành cao.

   B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.

   C. Ô nhiễm môi trường.

   D. Nền nông nghiệp tiến tiến

Nền nông nghiệp Bắc Mĩ còn nhiều hạn chế. Đó là giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, nhiều phân hóa học và thuốc hóa học, ô nhiễm môi trường,…

Chọn: D.

Câu: 4 Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?

   A. Ca-na-đa.

   B. Hoa kì.

   C. Mê-hi-cô.

   D. Ba nước như nhau.

Quốc gia có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp cao nhất là nước Mê-hi-cô, sau đó là Hoa Kì và cuối cùng là Ca-na-da.

Chọn: C.

Câu: 5 Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:

   A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.

   B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.

   C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.

   D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.

Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng cây ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

Chọn: A.

Câu: 6 Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở:

   A. Quy mô diện tích lớn.

   B. Sản lượng nông sản cao.

   C. Chất lượng nông sản tốt.

   D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.

Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, biểu hiện ở việc quy mô diện tích rất lớn, sản lượng nông sản cao với chất lượng tốt và thường sử dụng rất ít lao động.

Chọn: D.

Câu: 7 Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở:

   A. Đồng bằng Bắc Mĩ.

   B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì;

   C. Ven vịnh Mê-hi-cô

   D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì

Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì và được chuyển về phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ.

Chọn: D.

Câu: 8 Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ?

   A. Ca-na-đa.

   B. Hoa Kì.

   C. Mê-hi-cô.

   D. Ngang nhau.

Ca-na-da là nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong ba nước, tiếp đến là Hoa Kì và Mê-hi-cô.

Chọn: A.

Câu: 9 Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là:

   A. Ca-na-đa.

   B. Hoa kì.

   C. Mê-hi-cô.

   D. Ba nước như nhau.

Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là Hoa Kì, tiếp sau đó là Ca-na-da và cuối cùng là Mê-hi-cô.

Chọn: B.

Câu: 10 Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Ki và Ca-na-da:

   A. Năng suất cao.

   B. Sản lượng lớn.

   C. Diện tích rộng.

   D. Tỉ lệ lao động cao.

Đặc điểm nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-da là năng suất cao, diện tích rộng và sản lượng rất lớn. Trong khi đó, tỉ lệ lao động lại rất thấp.

Chọn: D.

Bài viết liên quan

540
  Tải tài liệu