Địa lí 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.
Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
I. LÝ THUYẾT
1. Sự phân bố dân cư
- Tổng dân số: 415,1 triệu người (năm 2001), 496,7 triệu người (2018)
.
- Đặc điểm dân số:
+ Mật độ dân số: 20 người/km2.
+ Dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Đông và phía Tây.
+ Ngày nay, một bộ phận dân cư ở Hoa Kì đang có dự biến đổi lớn.
+ Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.
2. Đặc điểm đô thị
- Đặc điểm:
+ Các đô thị ở Bắc Mĩ phát triển nhanh, đặc biệt là của Hoa Kì.
+ Số dân thành thị tăng nhanh, chiếm 76% dân số
- Phân bố:
+ Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ven biển và phía Nam Hồ Lớn.
+ Nhiều đô thị mới đã xuất hiện ở phía Nam và phía Tây Hoa Kì.
II. BÀI TẬP
Câu: 1 Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:
A. Rất đều.
B. Đều.
C. Không đều.
D. Rất không đều.
Do chịu ảnh hưởng về sự phân hóa về tự nhiên nên dân cư Bắc Mĩ phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông.
Chọn: C.
Câu: 2 Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
A. Alaxca và Bắc Canada.
B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
D. Mê-hi-cô và Alaxca.
Bán đảo Alaxca và phía Bắc Ca-na-da là nơi dân cư thưa thớt nhất (dưới 1 người/km2). Nhiều nơi không có người sinh sống.
Chọn: A.
Câu: 3 Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình:
A. Di dân.
B. Chiến tranh.
C. Công nghiệp hóa.
D. Tác động thiên tai.
Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình công nghiệp hóa. Các thành phố cuta Bắc Mĩ, đặc biệt là Hoa Kì phát triển rất nhanh.
Chọn: C.
Câu: 4 Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
Chọn: A.
Câu: 5 Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
B. Các ngành dịch vụ.
C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao. Chú trọng dịch vụ và giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống
Chọn: C.
Câu: 6 Càng vào sâu trong lục địa thì:
A. Đô thị càng dày đặc.
B. Đô thị càng thưa thớt.
C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
D. Đô thị quy mô càng lớn.
Càng vào sâu trong lục địa thì đô thị càng thưa thớt.
Chọn: B.
Câu: 7 Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:
A. Rất muộn.
B. Muộn.
C. Sớm.
D. Rất sớm.
Mặc dù Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa muộn nhưng do nhịp độ phát triển cao nên tốc độ đô thị hóa cũng rất nhanh. Mê-hi-cô Xiti là một siêu đô thị khủng lồ với số dân trên 16 triệu người.
Chọn: B.
Câu: 8 Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là:
A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
Câu: 9 Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:
A. Các khu công nghiệp tập trung.
B. Hình thành các dải siêu đô thị.
C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
D. Hình thành các khu ổ chuột.
Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên các dải siêu đô thị. Đặc biệt là phía Đông Hoa Ki (Ôt-ta-oa, Si-ca-gô, Niu-I-ooc, Oa-sinh-tơn, Phi-la-den-phi-a,…).
Chọn: B.
Câu: 10 Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
A. Sự phát triển kinh tế.
B. Sự phân hóa về tự nhiên.
C. Chính sách dân số.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Sự phân hóa của tự nhiên theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đặc biệt là yếu tố khí hậu đã có tác động đến sự phân bố không đồng đều của dân cư giữa miền Bắc với miền Nam, giữa phía Tây với phía Đông.
Chọn: B.