Địa lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.

734
  Tải tài liệu

Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ 

I. LÝ THUYẾT

1. Các khu vực địa hình

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ hay, chi tiết

- Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.

- Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ hay, chi tiết

2. Sự phân hóa khí hậu

- Sự phân hóa khí hậu:

   + Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông.

   + Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây - Đông.

   + Sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

- Các vành đai khí hậu ở Bắc Mĩ: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ hay, chi tiết

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu: 1 Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:

   A. Cận nhiệt đới.

   B. Ôn đới.

   C. Hoang mạc.

   D. Hàn đới.

Khí hậu ôn đới phân bố rộng khắp lãnh thổ Bắc Mĩ, chiếm diện tích lớn nhất. Sau đó là đến khí hậu hàn đới, hoang mạc và nửa hoang mạc,…

Chọn: B.

Câu: 2 Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình:

   A. 1   B. 2

   C. 3   D. 4

Ở Bắc Mỹ, địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Đó là: Hệ thống Cooc-di-e ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa và miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Chọn: C.

Câu: 3 Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có:

   A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.

   B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.

   C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.

   D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.

Ở Bắc Mỹ, địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Hệ thống Cooc-di-e ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa và miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Chọn: C.

Câu: 4 Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là:

   A. Vùng núi cổ A-pa-lát.

   B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.

   C. Đồng bằng Trung tâm.

   D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.

Vùng hệ thống núi trẻ Cooc-di-e nằm ở phía Tây của Bắc Mĩ là khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim.

Chọn: B.

Câu: 5 Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:

   A. Đông – Tây.

   B. Bắc – Nam.

   C. Tây Bắc – Đông Nam.

   D. Đông Bắc – Tây Nam.

Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng Bắc – Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-di-e mưa rất ít.

Chọn: B.

Câu: 6 Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo:

   A. Theo chiều bắc - nam.

   B. Theo chiều đông - tây.

   C. Bắc - nam và đông - tây.

   D. Theo chiều đông – tây và độ cao.

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông.

Chọn: C.

Câu: 7 Kinh tuyến 1000T là ranh giới của:

   A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.

   B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.

   C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.

   D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương.

Kinh tuyến 1000T là ranh giới của dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm ở Bắc Mĩ.

Chọn: A.

Câu: 8 Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là:

   A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

   B. Miền núi phía tây.

   C. Ven biển Thái Bình Dương.

   D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.

Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô và dọc ven biển Đại Tây Dương là vùng đất ở Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập sâu vào trong đất liền gây bão, lũ lớn. Đặc biệt là vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

Chọn: A.

Câu: 9 Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là:

   A. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa.

   B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới.

   C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới.

   D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao.

Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là lần lượt từ bắc xuống nam là kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới và kiểu khí hậu nhiệt đới.

Chọn: B.

Câu: 10 Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do:

   A. Địa hình.

   B. Vĩ độ.

   C. Hướng gió.

   D. Thảm thực vật.

Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do ở Bắc Mĩ có nhiều dạng địa hình, đặc biệt là hệ thống núi Cooc-di-e cao đồ sộ ở phía Tây chạy theo hướng Bắc – Nam và dãy núi Apalat chạy dọc bờ biển ở phía Đông.

Chọn: A.

Bài viết liên quan

734
  Tải tài liệu