Địa lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.

1522
  Tải tài liệu

Bài 21: Môi trường đới lạnh 

I. LÝ THUYẾT

1. Đặc điểm của môi trường

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh hay, chi tiết

- Vị trí:

   + Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

   + Ở Bắc bán cầu là đại dương, ở Nam bán cầu là lục địa.

- Đặc điểm khí hậu:

   + Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt.

   + Mùa đông dài, nhiệt độ luôn dưới -100C.

   + Mùa hạ ngắn ngủi (3 - 5 tháng), không vượt quá -100C.

   + Biên độ nhiệt năm và ngày đêm rất lớn.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh hay, chi tiết

   + Mưa rất ít (dưới 500 mm/năm), phần lớn dưới dạng mưa tuyết.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh hay, chi tiết

2. Sự thích nghi của động vật và thực vật đối với môi trường

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh hay, chi tiết

- Sự thích nghi của thực vật:

   + Thực vật đặc trưng: rêu, địa y.

   + Thực vật ít về số lượng, số loài và chỉ phát triển vào mùa hạ.

- Sự thích nghi của động vật:

   + Động vật tiêu biểu: tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng.

   + Chúng thích nghi nhờ có bộ lông dày, lông không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.

   + Sống theo bầy đàn đông, di cư hoặc ngủ đông.

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu: 1 Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là:

   A. Vòng cực Bắc (Nam).

   B. Cực Bắc (Nam).

   C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800

   D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực.

Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam trong năm có hiện tượng ngày, đêm kéo dài suốt 6 tháng.

Chọn: B.

Câu: 2 Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là:

   A. ôn hòa.

   B. thất thường.

   C. vô cùng khắc nghiệt.

   D. thay đổi theo mùa.

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, thậm chí xuống đến -500C.

Chọn: C.

Câu: 3 Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là:

   A. núi lửa.

   B. bão cát.

   C. bão tuyết.

   D. động đất.

Loại thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là những trận bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da.

Chọn: C.

Câu: 4 Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

   A. Lông dày.

   B. Mỡ dày.

   C. Lông không thấm nước.

   D. Da thô cứng.

Để thích nghi tốt với khí hậu lạnh giá, các loài động vật vùng ôn đới lạnh có đặc điểm là lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi…), lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc..), lông không thấm nước (chim cánh cụt).

Chọn: D.

Câu: 5 Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

   A. Voi.

   B. Tuần lộc.

   C. Hải cẩu.

   D. Chim cánh cụt.

Voi là động vật của miền nhiệt đới, có kích thước rất lớn, phân bố nhiều ở châu Phi.

Chọn: A.

Câu: 6 Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là:

   A. rừng rậm nhiệt đới.

   B. xa van, cây bụi.

   C. Rêu, địa y.

   D. rừng lá kim.

Thảm thực vật tiêu biểu ở miền đới lạnh là rêu, địa y.

Chọn: C.

Câu: 7 Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

   A. Do con người dùng tàu phá bang.

   B. Do Trái Đất đang nóng lên.

   C. Do nước biển dâng cao.

   D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Hiện nay, do hoạt động kinh tế - đặc biệt là hoạt động công nghiệp của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như CO2, khí này có tác động giữ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm hơn và nhiệt độ bắt đầu tăng lên (gọi là hiệu ứng nhà kính), nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.

Chọn: B.

Câu: 8 Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

   A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.

   B. Nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C

   C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).

   D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.

Đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh là mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C (có khi – 500C), lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm), mùa hạ thực sự chỉ kéo dài 2 -3 tháng và nhiệt độ tăng lên nhưng ít khi vượt quá 100C.

Chọn: D.

Câu: 9 Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là:

   A. băng tan ở hai cực.

   B. mưa axit.

   C. bão tuyết.

   D. khí hậu khắc nghiệt.

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan chảy bớt, băng tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên Trái Đất nên có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực hoặc quốc gia có địa hình thấp trên thế giới, gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này.

Chọn: A.

Câu: 10 Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

   A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

   B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

   C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

   D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn.

Sông ngòi miền đới lạnh bị đóng băng suốt mùa đông, mùa hạ Mặt Trời chiếu sáng làm tăng nhiệt độ khiến băng tan gây ra hiện tượng lũ băng lớn vào thời kì này.

Chọn: A.

Bài viết liên quan

1522
  Tải tài liệu