Địa lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.
Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
I. LÝ THUYẾT
1. Giới hạn
- Nằm khoảng từ vòng cực – chí tuyến ở cả hai nửa bán cầu
- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.
2. Khí hậu
- Nhiệt độ: Không nóng lắm như ở đới nóng, không lạnh lắm như ở đới lạnh.
- Lượng mưa: không nhiều như ở đới nóng, không ít như ở đới lạnh.
- Thời tiết có nhiều biến đổi thất thường.
3. Sự phân hóa của môi trường
- Sự phân hóa của thiên nhiên:
+ Phân hóa theo thời gian: Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu và đông.
+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Tây sang Đông.
- Nguyên nhân: Ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
II. BÀI TẬP
Câu: 1 Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào?
A. Đới nóng
B. Đới ôn hòa.
C. Đới lạnh.
D. Nhiệt đới.
Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
Chọn: B.
Câu: 2 Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa:
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường địa trung hải.
C. Môi trường ôn đới lục địa.
D. Môi trường nhiệt đới gó mùa.
Đới ôn hòa phân hóa thành 5 kiểu môi trường là: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc.
Chọn: D.
Câu: 3 Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường ôn đới lục địa.
C. Môi trường hoang mạc.
D. Môi trường địa trung hải.
Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là môi trường ôn đới lục địa.
Chọn: B.
Câu: 4 Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:
A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
Chọn: D.
Câu: 5 Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:
A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Môi trường Địa Trung Hải có mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
Chọn: C.
Câu: 6 Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là:
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.
B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.
C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.
Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm từ 600 – 800mm.
Chọn: B.
Câu: 7 Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường:
A. ôn đới lục địa.
B. ôn đới hải dương.
C. địa trung hải.
D. cận nhiệt đới ẩm.
Môi trường ôn ới hđải dương có khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
Chọn: B.
Câu: 8 Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?
A. Thời tiết thay đổi thất thường.
B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.
C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.
D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.
Do vị trí trung gian nên đới ôn hòa có thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.
Chọn: A.
Câu: 9 Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?
A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.
C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.
D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.
Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo chiều bắc nam, ở vĩ độ cao mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
Chọn: C.
Câu: 10 Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do:
A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. địa hình khuất gió.
C. lãnh thổ nằm sâu trong nội địa.
D. đón gió tín phong khô nóng.
Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, do vậy càng vào sâu trong lục địa ảnh hưởng của biển càng ít, khí hậu khô hạn → làm xuất hiện môi trường hoang mạc.
Chọn: C.