Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

Lý thuyết tổng hợp  Tin học lớp 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 6.

816
  Tải tài liệu

Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

A. Lý thuyết

1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

    • Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

    • Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.

    • Bộ xử lý trung tâm (CPU): được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

    • Bộ nhớ: là nơi lưu các chương trình và dữ liệu, chia làm 2 loại:

       ◦ Bộ nhớ trong: lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính bị tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM bị mất đi.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

       ◦ Bộ nhớ ngoài: lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu: đĩa cứng, đĩa mềm, USB, … Thông tin không bị mất đi khi ngắt điện.

       ◦ Một tham số quan trọng của bộ nhớ là lưu lượng nhớ

       ◦ Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ là byte (1 byte bằng 8 bit).

Tên gọi Ký hiệu So sánh với các đơn vị đo khác
Ki-lô-bai KB 1 KB = 210 byte = 1 024 byte
Me-ga-bai MB 1 MB = 210 KB = 1 048 576 byte
Gi-ga-bai GB 1 GB = 210 MB = 1 073 741 824 byte

    • Thiết bị vào/ ra (Input/Out put – I/O): thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng.

       ◦ Thiết bị nhập dữ liệu: bàn phím, chuột, máy quét, …

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

       ◦ Thiết bị xuất dữ liệu: máy in, màn hình, …

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

2. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin

    • Máy tính là công cụ xử lý thông tin hữu hiệu nhờ các chức năng trên, quá trình xử lý được tiến hành một cách tự động theo các chương trình.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (hay, chi tiết)

3. Phần mềm và phân loại phần mềm

    • Để phân biệt phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm.

    • Phần mềm máy tính có thể chia làm 2 loại:

       ◦ Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức quản lý điều phối các hoạt động chức năng máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.

       Ví dụ: Win 10, Unbutu, MacOS, …

       ◦ Phần mềm ứng dụng: chương trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể.

       Ví dụ: phần mềm để soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm lướt web như trình duyệt Google Chrome, …

Tin học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:

A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý;

B. Nhập → Xử lý → Xuất;

C. Xuất → Nhập → Xử lý ;

D. Xử lý → Xuất → Nhập;

Lời giải

Trả lời: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là Nhập (INPUT) → Xử lý và lưu trữ → Xuất (OUTPUT);

Đáp án: B

Bài 2: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ:

A. Bộ nhớ trong của máy tính;

B. Thiết bị trong máy tính;

C. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị;

D. Bộ xử lý trung tâm

Lời giải

Trả lời: Bộ xử lý trung tâm (CPU) được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

Đáp án: D

Bài 3: Các khối chức năng chính trong khối cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có:

A. Bộ nhớ; bàn phím; màn hình;

B. Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào; Bộ nhớ;

C. Bộ xử lý trung tâm; bàn phím và chuột; Máy in và màn hình;

D. Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; Thiết bị vào; thiết bị ra.

Lời giải

Trả lời: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ. Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.

Đáp án: D

Bài 4: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của:

A. Các thông tin mà chúng có;

B. Phần cứng máy tính;

C. Các chương trình do con người lập ra;

D. Bộ não máy tính.

Lời giải

Trả lời: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình do con người lập ra;

Đáp án: C

Bài 5: Chương trình máy tính là:

A. Thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính;

B. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện;

C. Những gì lưu được trong bộ nhớ;

D. Tất cả đều sai

Lời giải

Trả lời: Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.

Đáp án: B

Bài 6: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là:

A. Mođem;    B. Chuột    C. CPU    D. Bàn phím

Lời giải

Trả lời: Chuột là thiết bị vào dùng để nhập dữ liệu. Chuột có chức năng di chuyển con trỏ trên màn hình.

Đáp án: B

Bài 7: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là

A. Bàn phím    B. CPU    C. Chuột    D. Màn hình

Lời giải

Trả lời: Thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ…Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là màn hình.

Đáp án: D

Bài 8: Phần mềm máy tính là:

A. Chương trình máy tính;

B. Tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể;

C. Cả A và B;

D. Chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính.

Lời giải

Trả lời: Phần mềm máy tính là các chương trình máy tính, tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể. Để phân biệt phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm.

Đáp án: C

Bài 9: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì?

A. Em có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm mà chỉ thấy kết quả hoạt động của chúng;

B. Phần cứng được chế tạo bằng kim loại; còn phần mềm được làm từ chất dẻo;

C. Phần cứng luôn luôn tồn tại, còn phần mềm chỉ tạm thời (tồn tại trong thời gian ngắn);

D. Phần cứng hoạt động ổn định còn phần mềm hoạt động không tin cậy.

Lời giải

Trả lời: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm mà chỉ thấy kết quả hoạt động của chúng. Hay phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng.

Đáp án: A

Bài 10: Người ta chia phần mềm ra hai loại chính là các loại nào dưới đây?

A. Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc;

B. Phần mềm soạn thảo văn bản và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu;

C. Phần mềm của hãng Microsoft và phần mềm của hãng IBM.

D. Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

Lời giải

Trả lời: Phần mềm máy tính có thể chia làm 2 loại:

- Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức quản lý điều phối các hoạt động chức năng máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.

- Phần mềm ứng dụng: chương trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể.

Đáp án: D

Bài viết liên quan

816
  Tải tài liệu