Tin học 6 Bài 1: Thông tin và tin học

Lý thuyết tổng hợp  Tin học lớp 6 Bài 1: Thông tin và tin học chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 6.

808
  Tải tài liệu

Bài 1: Thông tin và tin học 

A. Lý thuyết

1. Thông tin là gì?

    • Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, …) và về thế giới con người.

    • Thông tin có mặt ở khắp xung quanh chúng ta: sách báo, tạp chí, internet, …

2. Hoạt động thông tin của con người

    • Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.

    • Hoạt động thông tin diễn ra đối với mỗi người và là nhu cầu thiết yếu.

    • Xử lý thông tin có vai trò quan trọng nhất, mục đích là đem lại sự hiểu biết cho con người để có những kết luận, quyết định cần thiết.

    • Thông tin trước khi xử lý được gọi là thông tin vào, sau khi thông tin được xử lý được gọi là thông tin ra.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Thông tin và tin học (hay, chi tiết)

Ví dụ: Khi giải một bài toán, ta đọc đề bài (Thông tin vào). Não bộ xử lý cách giải bài toán và đưa ra kết quả (Thông tin ra).

3. Hoạt động thông tin và tin học

    • Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.

    • Ngoài ra máy tính còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Chương I: Làm Quen Với Tin Học Và Máy Tính Điện tử

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Thông tin có thể giúp cho con người:

A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.

B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.

C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.

D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.

Lời giải

Trả lời: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, …) và về thế giới con người. Thông tin có thể giúp cho con người nắm được quy luật của tự nhiên do đó trở nên mạnh mẽ hơn, hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh, biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội…

Đáp án: D

Bài 2: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là :

A. dữ liệu được lưu trữ.

B. thông tin vào.

C. thông tin ra.

D. thông tin máy tính.

Lời giải

Trả lời: Thông tin trước khi xử lý được gọi là thông tin vào, sau khi thông tin được xử lý được gọi là thông tin ra. Vậy dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là thông tin vào.

Đáp án: B

Bài 3: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần?

A. Số lượng điểm 10.

B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.

C. Số bạn mặc áo xanh.

D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.

Lời giải

Trả lời: Để xếp loại các tổ cuối tuần cần chú ý đến các thông tin như đi muộn, đồng phục, ý thức trong giờ học…

Đáp án: A

Bài 4: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ?

A. Mặc đồng phục ;

B. Đi học mang theo áo mưa;

C. Ăn sáng trước khi đến trường;

D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.

Lời giải

Trả lời: khi ghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, ta sẽ xử lý thông tin và quyết định đi học mang theo áo mưa(thông tin ra).

Đáp án: B

Bài 5: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:

A. Tiếng chim hót;

B. Đi học mang theo áo mưa;

C. Ăn sáng trước khi đến trường;

D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.

Lời giải

Trả lời: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin như tiếng chim hót, tiếng hát, tiếng đàn…

Đáp án: A

Bài 6: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?

A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;

B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;

C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;

D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.

Lời giải

Trả lời: Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu, tuy ta biết thức ăn ôi thui nhờ vào thính giác và thị giác nhưng ta không nhìn thấy được các con vi trùng đó. Thông tin này mắt thường không thể tiếp nhận được.

Đáp án: B

Bài 7: Trước khi sang đường theo em, con người cần phải xử lý những thông tin gì?

A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không;

B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được;

C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì;

D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa;

Lời giải

Trả lời: Trước khi sang đường con người cần phải xử lý những thông tin như đèn đang bật màu gì và từ đó sẽ đưa ra quyết định đi hay không đi.

Đáp án: C

Bài 8: Em cần nấu một nồi cơm. Hãy xác định những thông tin nào cần xử lý?

A. Kiểm tra gạo trong thùng còn không;

B. Nước cho vào nồi đã đủ chưa;

C. Bếp nấu đã chuẩn bị sẵn sàng chưa;

D. Tất cả các thông tin trên.

Lời giải

Trả lời: Để nấu một nồi cơm ta cần xử lý các thông tin như gạo trong thùng còn không, nước cho vào nồi đã đủ chưa, bếp đã chuẩn bị chưa…

Đáp án: D

Bài 9: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là

A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính;

B. Nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn;

C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử;

D. Biểu diễn các thông tin đa dạng trong máy tính.

Lời giải

Trả lời: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.

Đáp án: C

Bài 10: Hoạt động thông tin là:

A. Tiếp nhận thông tin

B. Xử lí, lưu trữ thông tin

C. Truyền (trao đổi) thông tin

D. Tất cả các đáp án trên

Lời giải

Trả lời: Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.

Đáp án: D

Bài viết liên quan

808
  Tải tài liệu