Địa lí 7 Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 7  Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 7.

534
  Tải tài liệu

 Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

I. LÝ THUYẾT

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa hay, chi tiết

Có hai kiểu quần cư chính: Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư đô thị
Khái niệm Là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ
Mật độ dân cư Thấp Cao
Nhà cửa Làng mạc, thôn xóm xen kẽ với ruộng đồng, sông nước,… Phố xá, nhà cửa san sát, tập trung
Hoạt động kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và dịch vụ

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa hay, chi tiết

2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị

- Khái niệm: Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.

- Đặc điểm:

   + Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới ngày nay.

   + Dân số đô thị và đô thị trên thế giới ngày càng tăng.

   + Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa hay, chi tiết

Hình 3.4. Một góc thành phố Niu – I – Oóc

Hỏi đáp VietJack

II. BÀI TẬP

Câu: 1 Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với:

   A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.

   B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

   C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước.

   D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với quá trình gia tăng dân số và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị.

Chọn: A.

Câu: 2 Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

   A. Công nghiệp và dịch vụ.

   B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.

   C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.

   D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

Chọn: A.

Câu: 3 Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?

   A. Thời Cổ đại.

   B. Thế kỉ XIX.

   C. Thế kỉ XX.

   D. Thế kỉ XV.

Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thế kỉ XX.

Chọn: C.

Câu: 4 Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:

   A. châu Âu.

   B. châu Á.

   C. châu Mĩ.

   D. châu Phi.

Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á.

Chọn: B.

Câu: 5 Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?

   A. Cai-rô.

   B. Thiên Tân.

   C. Mum-bai.

   D. Tô-ki-ô.

Cai-rô là siêu đô thị của đất nước Ai Cập thuộc châu Phi. Cai-rô không phải là siêu đô thị của châu Á.

Chọn: A

Câu: 6 Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:

   A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.

   B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.

   C. Luân Đôn và Thượng Hải.

   D. Pa-ri và Tô-ki-ô.

Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị đầu tiên là Niu-I-oóc (12 triệu người) và Luân Đôn (9 triệu người).

Chọn: B.

Câu: 7 Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?

   A. các nước phát triển.

   B. các nước kém phát triển.

   C. các nước đang phát triển.

   D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước đang phát triển.

Chọn: C.

Câu: 8 Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?

   A. Phố biến lối sống thành thị.

   B. Mật độ dân số cao.

   C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.

   D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

Chọn: C.

Câu: 9 Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?

   A. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.

   B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

   C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

   D. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.

Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị (trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm), dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị (Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,..).

Chọn: B.

Câu: 10 Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?

   A. Ô nhiễm môi trường.

   B. Ách tắc giao thông đô thị.

   C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

   D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Chọn: D.

Bài viết liên quan

534
  Tải tài liệu