Toán lớp 6 Bài 68: Tam giác
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 68: Tam giác chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.
Bài 68: Tam giác
A. Lý thuyết
1. Tam giác ABC là gì?
Định nghĩa: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB; BC; CA khi ba điểm A; B; C không thẳng hàng
Nhận xét: Một tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc
Ví dụ: Tam giác ABC có ba cạnh AB; BC; CA ba đỉnh A; B; C và ba góc ∠A; ∠B; ∠C
Chú ý:
Một điểm nằm bên trong tam giác nếu nó nằm trong cả 3 góc của tam giác. Một điểm không nằm trong tam giác và không nằm trên cạnh nào của tam giác gọi là điểm ngoài của tam giác
2. Bài tập tự luyện
Câu 1: Chọn câu đúng nhất: Tam giác ABC là hình có:
A. Ba cạnh AB; AC; BC B. Ba đỉnh A; B; C
C. Ba góc ∠A; ∠B; ∠C D. Cả A, B, C đều đúng
Hướng dẫn giải:
Tam giác ABC có ba cạnh AB; AC; BC, ba đỉnh A; B; C và ba góc ∠A; ∠B; ∠C.
Nên cả A, B, C đều đúng.
Chọn đáp án D.
Câu 2: Chọn câu sai khi nói về tam giác MNP
A. ΔMNP có 3 góc là: ∠MNP; ∠MPN; ∠PMN
B. ΔMNP có 3 đường thẳng là: MP; MN; PN
C. Ba điểm M; N; P không thẳng hàng
D. ΔMNP có 3 cạnh là: MN; PM; PN
Hướng dẫn giải:
Tam giác MNP có 3 góc là: ∠MNP; ∠MPN; ∠PMN; có 3 cạnh là: MN; PM; PN và ba điểm M; N; P không thẳng hàng nên A, C, D đúng.
Vì tam giác có ba cạnh là ba đoạn thẳng nên B sai.
Chọn đáp án B.
Câu 3: Vẽ hình liên tiếp theo các cách diễn đạt sau đây:
a) Vẽ tam giác ABC, có AB = 6cm, BC = 6cm và CA = 6cm
b) Vẽ tiếp các điểm M, N, P tương ứng là là trung điểm của AB, BC, CA
c) Vẽ tiếp tam giác MNP.
d) Đọc tên các đỉnh, các góc, các cạnh của tam giác có 3 đỉnh lấy từ các điểm A, B, C, M, N, P
Hướng dẫn giải:
Tam giác | Đỉnh | Góc | Cạnh |
AMP | A, M, P | A, M, P | AM, MP, AP |
MNP | M, N, P | M, N, P | MN, NP, MP |
BMN | B, M, N | B, M, N | BM, MN, BN |
NCP | N, C, P | N, C, P | NC, CP, NP |
ABC | A, B, C | A, B, C | AB, BC, CA |
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn câu đúng nhất: Tam giác ABC là hình có:
A. Ba cạnh AB; AC; BC B. Ba đỉnh A; B; C
C. Ba góc ∠A; ∠B; ∠C D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án
Tam giác ABC có ba cạnh AB; AC; BC, ba đỉnh A; B; C và ba góc ∠A; ∠B; ∠C.
Nên cả A, B, C đều đúng.
Chọn đáp án D.
Câu 2: Chọn câu sai khi nói về tam giác MNP
A. ΔMNP có 3 góc là: ∠MNP; ∠MPN; ∠PMN
B. ΔMNP có 3 đường thẳng là: MP; MN; PN
C. Ba điểm M; N; P không thẳng hàng
D. ΔMNP có 3 cạnh là: MN; PM; PN
Đáp án
Tam giác MNP có 3 góc là: ∠MNP; ∠MPN; ∠PMN; có 3 cạnh là: MN; PM; PN và ba điểm M; N; P không thẳng hàng nên A, C, D đúng.
Vì tam giác có ba cạnh là ba đoạn thẳng nên B sai.
Chọn đáp án B.
Câu 3: Cho 5 điểm A; B; C; D; E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu tam giác có các đỉnh là 3 trong 5 đỉnh trên:
A. 9 B. 10 C. 8 D. 7
Đáp án
Có 10 tam giác mà các đỉnh là ba trong năm điểm đã cho là:
ΔABC; ΔABD; ΔABE; ΔBCD; ΔBCE; ΔCDA; ΔCDE; ΔDEB; ΔDEA; ΔAEC
Chọn đáp án B.
Câu 4: Cho đường thẳng d không đi qua O. Trên d lấy sáu điểm A; B; C; D; E; F phân biệt. Có bao nhiêu tam giác nhận điểm O làm đỉnh và hai đỉnh còn lại là hai trong 6 điểm A; B; C; D; E; F
A. 15 B. 12 C. 6 D. 9
Đáp án
Số tam giác tạo thành thỏa mãn điều kiện đề bài là: 6(6 - 1)/2 = 15 tam giác.
Chọn đáp án A.
Câu 5: Cho hình vẽ sau:
Kể tên các tam giác có trên hình vẽ:
A. ΔABM; ΔAMC; ΔABC B. ΔAMC; ΔABC
C. ΔABM; ΔABC D. ΔABC
Đáp án
Các tam giác có trên hình vẽ là: ΔABM; ΔAMC; ΔABC
Chọn đáp án A.
Câu 6: Cho hình vẽ sau:
Kể tên các góc trong tam giác ABM:
Đáp án
Các góc trong tam giác ABM là:
Chọn đáp án A.
Câu 7: Quan sát hình vẽ sau và cho biết trên hình có bao nhiêu tam giác?
A. 4
B. 6
C. 8
D. 10
Đáp án
Trên hình vẽ trên có các tam giác là:
ΔABE; ΔADE; ΔABD; ΔBCE; ΔDCE; ΔBCD; ΔABC; ΔACD
Vậy có tất cả 8 tam giác trên hình vẽ
Chọn đáp án C
A. Hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là tam giác ABC
B. Một điểm không nằm bên trong tam giác ABC thì phải nằm ngoài tam giác ABC
C. Hình gồm ba điểm không thằng hàng A, B, C được gọi là tam giác ABC
D. Một điểm nằm bên trong tam giác thì sẽ nằm trong cả ba góc của tam giác.
Đáp án
Hình gồm các đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng được gọi là tam giác ABC. Do đó, đáp án A và C là sai
Một điểm không nằm bên trong tam giác ABC thì có thể nằm ngoài tam giác ABC hoặc nằm trên cạnh của tam giác ABC. Do đó, đáp án B sai
Một điểm nằm bên trong tam giác thì sẽ nằm trong cả ba góc của tam giác. Đáp án D đúng
Chọn đáp án D
Câu 9: Vẽ tam giác ABC có AB = 6cm, BC = 6cm và CA = 6cm. Vẽ tiếp các điểm M, N, P tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng AB, BC, C
A. Có bao nhiêu tam giác được tạo thành từ 6 đỉnh A, B, C, M, N, P?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Đáp án
Các tam giác được tạo thành từ 6 đỉnh trên là: ΔAMP; ΔMNP; ΔMNB; ΔNCP; ΔABC
Chọn đáp án B
Câu 10: Cho hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Ba điểm M, N, P nằm trong tam giác ABC
B. Ba điểm A, B, C nằm ngoài tam giác MNP
C. Ba cạnh của tam giác AMP là AP, AM và MN
D. Ba góc của tam giác MNB là
Đáp án
Ba điểm M, N, P nằm trên ba cạnh của tam giác ABC. Đáp án A sai
Ba điểm A, B, C nằm ngoài tam giác MNP. Đáp án B đúng
Ba cạnh của tam giác AMP là AP, AM, MP. Đáp án C sai
Ba góc của tam giác MNB là . Đáp án D sai
Chọn đáp án C