Vật lí 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, Dòng điện trong kim loại
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, Dòng điện trong kim loại, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lý 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật lí 7.
Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, Dòng điện trong kim loại
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Chất dẫn điện và chất cách điện
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Ví dụ: Các kim loại, các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh...
2. Dòng điện trong kim loại
- Trong kim loại có rất nhiều các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong đó. Các electron này được gọi là các electron tự do.
- Dòng điện trong kim loại có rất nhiều các electron tự do dịch chuyển có hướng.
- Trong mạch điện kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy đồng thời bị cực dương hút.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Nhận biết vận dẫn điện, vật cách điện
Để nhận biết vật dẫn điện, vật cách điện từ đó nhận biết mạch hở hay mạch kín ta dựa vào đặc điểm:
+ Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.
+ Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
2. Xác định chiều chuyển động của các electron tự do trong kim loại
Ta dựa vào:
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do mang điện tích âm (-).
- Trong mạch kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại sẽ bị cực âm đẩy đồng thời bị cực dương hút.
Vậy trong dây kim loại có dòng điện chạy qua thì các electron tự do sẽ di chuyển từ cực (-) qua vật tiêu thụ điện về cực (+) của nguồn điện.
III. BÀI TẬP
Câu 1: Chất dẫn điện là:
- Chất cho dòng điện đi qua
- Chất không cho dòng điện đi qua
- Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
- Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Lời giải:
Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Chọn câu đúng:
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua
- Chất dẫn điện là chất không cho dòng điện đi qua
- Chất dẫn điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
- Chất dẫn điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Lời giải:
Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Chất dẫn điện là chất…….dòng điện đi qua.
- Cho
- Không cho
- Cản trở
- Cho một phần
Lời giải:
Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Chất cách điện là:
- Chất cho dòng điện đi qua
- Chất không cho dòng điện đi qua
- Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
- Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Lời giải:
Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Chọn câu đúng:
- Chất cách điện là chất cho dòng điện đi qua
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
- Chất cách điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
- Chất cách điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Lời giải:
Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Chất cách điện là chất…….dòng điện đi qua.
- Cho
- Không cho
- Tăng cường cường độ
- Cho một phần
Lời giải:
Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Kim loại là chất:
- Dẫn điện
- Cách điện
- Vừa dẫn điện vừa cách điện
- Cả A, B, C đều sai
Lời giải:
Kim loại là chất dẫn điện
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Vật liệu nào sau đây là chất dẫn điện?
- Gỗ
- Thủy tinh
- Nhựa
- Kim loại
Lời giải:
Kim loại là chất dẫn điện
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Chọn câu đúng nhất:
- Kim loại là chất dẫn điện
- Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
- Trong kim loại luôn tồn tại các điện tử tự do
- Cả ba câu trên đều đúng
Lời giải:
- Kim loại là chất dẫn điện
- Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
- Trong kim loại luôn tồn tại các điện tử tự do
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Dòng điện trong kim loại là:
- Dòng các proton chuyển động có hướng
- Dòng các notron dịch chuyển có hướng
- Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
- Dòng các nguyên tử tự do do dịch chuyển có hướng
Lời giải:
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Dòng điện trong kim loại là dòng các ………. dịch chuyển có hướng.
- Nguyên tử tự do
- Electron tự do
- Proton
- Notron
Lời giải:
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Electron tự do có trong vật nào dưới đây?
- Mảnh nilong
- Mảnh sắt
- Mảnh giấy khô
- Mảnh nhựa
Lời giải:
Ta có: Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Các electron đó gọi là electron tự do.
⇒ Trong các vật trên thì electron có trong mảnh sắt do sắt là kim loại
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Chọn câu phát biếu sai.
- Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử.
- Trong kim loại tồn tại các ion âm
- Trong kim loại chứa các điện tử tự do
- Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
Lời giải:
A, C, D - đúng
B - sai vì: Trong kim loại không có ion âm mà có các electron tự do.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Electron tự do có trong phần nào của dây điện:
- Phần vỏ nhựa của dây
- Phần đầu của đoạn dây
- Phần cuối của đoạn dây
- Phần lõi của dây
Lời giải:
Electron có trong kim loại, phần lõi của dây điện làm bằng kim loại nên electron có trong phần lõi của dây điện.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Trong vật nào dưới đây không có electron tự do?
- Một đoạn dây thép
- Một đoạn dây đồng
- Một đoạn dây nhựa
- Một đoạn dây nhôm
Lời giải:
A, B, D: có electron tự do vì chúng là kim loại
C: không có electron tự do
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Vật nào dưới đây là vật cách điện?
- Một đoạn ruột bút chì
- Một đoạn dây thép
- Một đoạn dây nhôm
- Một đoạn dây nhựa
Lời giải:
A, B, C – vật dẫn điện
D – vật cách điện
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Vật nào dưới đây là vật cách điện?
- Một mảnh thủy tinh
- Một đoạn dây thép
- Một thanh sắt
- Một đoạn dây đồng
Lời giải:
A – vật cách điện
B, C, D – vật dẫn điện
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Vật nào sau đây là chất cách điện?
- Gỗ
- Đồng
- Nhôm
- Sắt
Lời giải:
A – vật cách điện
B, C, D – vật dẫn điện
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?
- Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
- Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
- Các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
- Các electron tự do dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
Lời giải:
Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Trong các chất sau đây, chất nào không phải là chất cách điện?
- Nhựa
- Gỗ khô
- Cao su
- Than chì
Lời giải:
A, B, C – chất cách điện
D – không phải là chất cách điện
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Trong các chất sau đây, chất nào không phải là chất cách điện?
- Nước cất
- Gỗ
- Thủy tinh
- Ruột bút chì
Lời giải:
A, B, C – chất cách điện
D – không phải là chất cách điện
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do này do đâu mà có?
- Do các dây dẫn này bị nhiễm điện khi nhận thêm các electron
- Do các nguồn điện sản ra các electron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn
- Do các electron này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn
- Do cả ba nguyên nhân nói trên
Lời giải:
Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do này có được là do các electron này bứt khỏi nguyển tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại bị cực dương của pin ….., cực âm của pin ……
- Hút, hút
- Hút, đẩy
- Đẩy, hút
- Đẩy, đẩy
Lời giải:
Các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại bị cực dương của pin hút, cực âm của pin đẩy
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Trong một mạch kín, hai cực của pin được nối với nhau bằng một dây đồng. Các electron tự do trong dây sẽ bị cực nào hút, cực nào đẩy?
- Cực dương hút, cực âm đẩy
- Cực dương đẩy, cực âm hút
- Hai cực cùng hút
- Hai cực cùng đẩy
Lời giải:
Các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại bị cực dương của pin hút, cực âm của pin đẩy
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Chất nào dưới đây dẫn điện tốt nhất?
- Không khí
- Than chì
- Đồng
- Gỗ
Lời giải:
Chất dẫn điện tốt nhất trong các chất trên là đồng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Chất nào dưới đây dẫn điện tốt nhất?
- Nước cất
- Không khí
- Than chì
- Vàng
Lời giải:
Chất dẫn điện tốt nhất trong các chất trên là vàng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Trong kim loại, điện tích nào dễ dàng dịch chuyển?
- Hạt nhân nguyên tử
- Electron trong nguyên tử
- Electron tự do
- Không có điện tích nào
Lời giải:
Trong kim loại, điện tích dễ dàng dịch chuyển là electron tự do
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Kim loại dẫn điện được là nhờ kim loại có:
- Electron
- Hạt nhân
- Electron tự do
- Nguyên tử
Lời giải:
Kim loại dẫn điện được là nhờ kim loại có electron tự do
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về electron tự do?
- Electron tự do là electron nằm trong nguyên tử nhưng không bị hạt nhân hút
- Electron tự do là electron nằm xa hạt nhân nguyên tử
- Electron tự do là electron đã tách khỏi nguyên tử và chúng chuyển động một cách tự do
- Electron tự do là electron nằm trong những vật chuyển động tự do
Lời giải:
Electron tự do là electron đã tách khỏi nguyên tử và chúng chuyển động một cách tự do
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Trong kim loại, các electron được gọi là electron tự do là:
- Các electron thoát ra khỏi kim loại và chuyển động tự do
- Các electron thoát ra khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong toàn khối kim loại
- Các electron tự do trong nguyên tử kim loại
- A, B, C đều đúng
Lời giải:
Trong kim loại, các electron đưuọc gọi là electron tự do là các electron thoát ra khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong toàn khối kim loại.
Đáp án cần chọn là: B