Vật lí 7 Bài Bài 11 : Độ cao của âm
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 7 Bài 11 : Độ cao của âm, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lý 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật lí 7.
Bài 11: Độ Cao của âm
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Dao động nhanh, chậm – Tần số
- Vật thực hiện một dao động nghĩa là khi vật đi được quãng đường kể từ khi bắt đầu dao động cho đến khi nó lặp lại vị trí như cũ.
- Khi vật dao động, nếu trong một đơn vị thời gian vật thực hiện càng nhiều dao động thì ta nói vật dao động càng nhanh. Ngược lại nếu vật thực hiện càng ít dao động thì ta nói vật dao động càng chậm.
- Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
- Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).
⇒ Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn. Ngược lại, vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
2. Âm trầm (âm thấp), âm bổng (âm cao)
- Khi vật dao động càng nhanh (tần số dao động càng lớn) thì âm phát ra càng cao (càng bổng).
- Khi vật dao động càng chậm (tần số dao động càng nhỏ) thì âm phát ra càng thấp (càng trầm).
Lưu ý:
+ Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
+ Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.
+ Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
+ Một số động vật có thể nghe được hạ âm và siêu âm.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách tính tần số dao động của một vật
Công thức:. Trong đó:
n: số dao động
t: thời gian vật thực hiện được n dao động (s)
f: tần số dao động (Hz)
2. Để giải thích một số âm thanh do nguồn âm phát ra khi trầm, khi bổng khác nhau ta dựa vào đặc điểm:
- Âm phát ra càng bổng (càng cao) ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng trầm (càng thấp) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số dao động càng nhỏ.
III. BÀI TẬP
Câu 1: Tần số là:
- Khoảng thời gian vật thực hiện được một dao động
- Số dao động trong một giây
- Số dao động trong một phút
- Khoảng thời gian vật thực hiện được 60 dao động
Lời giải:
Số dao động trong một giây gọi là tần số
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Chọn câu đúng:
- Tần số là khoảng thời gian vật thực hiện được một dao động
- Tần số là số dao động trong một giây
- Tần số là số dao động trong một phút
- Tần số là khoảng thời gian vật thực hiện được 60 dao động
Lời giải:
Số dao động trong một giây gọi là tần số.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: ………..là số dao động trong một giây.
- Vận tốc
- Biên độ
- Chu kì
- Tần số
Lời giải:
Số dao động trong một giây gọi là tần số.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Tần số là gì?
- Tần số là số dao động trong một giờ
- Tần số là số dao dộng trong một giây
- Tần số là số dao động trong một phút
- Tần số là số dao dộng trong một thời gian nhất định
Lời giải:
Số dao động trong một giây gọi là tần số.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Dao động càng nhanh thì tần số dao động:
- Không thay đổi
- Càng nhỏ
- Càng lớn
- Cả A, B, C đều sai
Lời giải:
Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:
- Dao động càng nhanh thì tần số dao động không thay đổi
- Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng nhỏ
- Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn
- Cả A, B, C đều sai
Lời giải:
Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Đơn vị của tần số là:
- Ki-lô-mét (km)
- Giờ (h)
- Héc (Hz)
- Mét trên giây( (m/s)
Lời giải:
Đơn vị của tần số là Héc (Hz)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Đơn vị của tần số là:
- s (giây)
- m/s (mét trên giây)
- dB (dexiben)
- Hz (héc)
Lời giải:
Đơn vị của tần số là Héc (Hz)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là:
- 20Hz
- 250Hz
- 5000Hz
- 10000Hz
Lời giải:
Ta có: Tần số là số dao động trong một giây
⇒ Số dao động lá thép thực hiện được trong một giây là:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Trong 2 phút, một vật thực hiện được 4000 dao động. Tần số dao động của vật có giá trị là:
- 33,3Hz
- 250Hz
- 2000Hz
- 333,3Hz
Lời giải:
Ta có:
Ta có: Tần số là số dao động trong một giây
⇒ Số dao động lá thép thực hiện được trong một giây là:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động
- Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động
- Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động
- Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động
Lời giải:
Ta có: Tần số là số dao động trong một giây.
Tần số của mỗi vật trong các trường hợp trên là:
+ Dây đàn: 200Hz
+ Con lắc:
+ Mặt trống:
+ Dây chun:
⇒ Dây đàn dao động có tần số lớn nhất
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số nhỏ nhất?
- Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động
- Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động
- Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động
- Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động
Lời giải:
Ta có: Tần số là số dao động trong một giây.
Tần số của mỗi vật trong các trường hợp trên là:
+ Dây đàn: 200Hz
+ Con lắc:
+ Mặt trống:
+ Dây chun:
⇒ Dây đàn dao động có tần số nhỏ nhất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Độ cao của âm phụ thuộc vào?
- Tần số
- Biên độ
- Độ to
- Cường độ
Lời giải:
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Chọn câu đúng:
- Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
- Độ cao của âm phụ thuộc vào biên độ
- Độ cao của âm phụ thuộc vào độ to
- Độ cao của âm phụ thuộc vào cường độ
Lời giải:
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:
- Trầm
- Bổng
- Vang
- Truyền đi xa
Lời giải:
Ta có:
- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn
- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
⇒ Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng bổng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Chỉ ra kết luận đúng trong các câu sau:
- Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng trầm
- Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng bổng
- Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng vang
- Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng truyền đi xa
Lời giải:
Ta có:
- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn
- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
⇒ Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng bổng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Tần số âm càng thấp thì:
- Âm nghe càng trầm
- Âm nghe càng to
- Âm nghe càng vang xa
- Âm nghe càng bổng
Lời giải:
Ta có:
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
- Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Âm phát ra càng cao (càng bổng) thì tần số dao động…….
- Càng lớn
- Càng nhỏ
- Càng mạnh
- Càng yếu
Lời giải:
Ta có:
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Âm phát ra càng thấp (càng trầm) thì tần số dao động…….
- Càng lớn
- Càng nhỏ
- Càng mạnh
- Càng yếu
Lời giải:
Ta có:
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Một vật dao động với tần số 8Hz. Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
- 7,5 dao động
- 8 dao động
- 480 dao động
- 60 dao động
Lời giải:
Ta có:
- Tần số là số dao động trong một giây
- Tần số của vật trên là 8Hz
⇒ trong một giây vật thực hiện được 8 dao động
⇒ Trong một phút = 60 giây vật thực hiện được 8.60 = 480 dao động
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Một vật dao động với tần số 12Hz. Hỏi trong 20 phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
- 14400 dao động
- 240 dao động
- 480 dao động
- 60 dao động
Lời giải:
Ta có:
- Tần số là số dao động trong một giây
- Tần số của vật trên là 12Hz
⇒ trong một giây vật thực hiện được 12 dao động
⇒ Trong 20 phút = 20.60 = 1200 giây vật thực hiện được 12.1200 = 14400 dao động
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng nhỏ
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng to
Lời giải:
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Tai con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
Lời giải:
Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số:
- Nhỏ hơn 20Hz
- Lớn hơn 20000Hz
- Trong khoảng 20Hz – 20000Hz
- Kết hợp cả A, B, C
Lời giải:
Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz − 20000Hz
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Hạ âm là:
- Các âm có tần số trên 20000Hz
- Các âm có tần số dưới 20000Hz
- Các âm có tần số trên 20Hz
- Các âm có tần số dưới 20Hz
Lời giải:
Những âm có tần số < 20Hz gọi là hạ âm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Âm có tần số dưới 20Hz là:
- Hạ âm
- Âm thanh
- Siêu âm
- Tất cả đều sai
Lời giải:
Những âm có tần số < 20Hz gọi là hạ âm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Siêu âm là:
- Các âm có tần số trên 20000Hz
- Các âm có tần số dưới 20000Hz
- Các âm có tần số trên 20Hz
- Các âm có tần số dưới 20Hz
Lời giải:
Những âm có tần số > 20000Hz gọi là siêu âm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Âm có tần số trên 20000Hz là:
- Hạ âm
- Âm thanh
- Siêu âm
- Tất cả đều sai
Lời giải:
Những âm có tần số > 20000Hz gọi là siêu âm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
- Tần số dao động của cái que lớn hơn 20Hz
- Tần số dao động của cái que nhỏ hơn 20Hz
- Tần số dao động của cái que lớn hơn 20000Hz
- Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu Hz
Lời giải:
Vì ta nghe thấy tiếng rít
Mà Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz − 20000Hz
⇒ Tần số dao động của cái que lớn hơn 20Hz
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Hình dạng nhạc cụ
- Vẻ đẹp nhạc cụ
- Kích thước của nhạc cụ
- Tần số của âm phát ra
Lời giải:
Ta có:
Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
⇒ Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào tần số của âm phát ra
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Hình dạng nhạc cụ
- Vẻ đẹp nhạc cụ
- Kích thước của nhạc cụ
- Tần số của âm phát ra
Lời giải:
Ta có:
Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
⇒ Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào tần số của âm phát ra
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:
- Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm
- Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn
- Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao
- Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh
Lời giải:
Ta có:
Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33: Chọn câu sai:
- Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định
- Đơn vị của tần số là héc (Hz)
- Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau
- Căn cứ vào tần số chưa thể so sánh độ cao của âm
Lời giải:
D sai vì: Căn cứ vào tần số để so sánh độ cao của âm
Đáp án cần chọn là: D