Sinh học Bài 57: Đa dạng sinh học

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 57: Đa dạng sinh học, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

612
  Tải tài liệu

Bài 57: Đa dạng sinh học

- Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.

- Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.

- Có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lí của Trái Đất như : các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc…

- Tuy nhiên ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc), độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện giá lạnh (môi trường đới lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại.

- Còn ở những môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.

I. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

- Ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn, là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn.

- Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chỉ có một số ít loài tồn tại, vì có những thích nghi đặc trưng như có bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt…).

- Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét, một số ngủ suốt mùa đông (gấu trắng) để tiết kiệm năng lượng. Nhiều loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông có bộ lông màu trắng dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù ; về mùa hè bộ lông chuyển sang màu nâu hay xám.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học (hay, chi tiết)

II. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ĐỚI NÓNG

- Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác.

- Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng. Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa trên hoang mạc ; lạc đà có chân cao, móng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ, khi cần, mỡ trong bướu có thể chuyển đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của cơ thể. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù.

- Động vật có khả năng nhịn khát giỏi, có khả năng đi xa để tìm nước. Mọi hoạt động chủ yếu thực hiện vào ban đêm, khi cái nóng đã dịu xuống. Nhiều loài bò sát và động vật nhỏ có tập tính chui rúc vào sâu trong cát để chống nóng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học (hay, chi tiết)

Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc đới nóng
Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể Cấu tạo Chân dài Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Không bị lún, đệm thịt chống nóng
Lông màu trắng (mùa đông) Dễ lẫn với tuyết, lẩn tránh kẻ thù Bướu mỡ lạc đà Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
Màu lông nhạt, giống màu cát Giống màu của môi trường, lẩn tránh kẻ thù
Tập tính Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét

Tiết kiệm năng lượng

Tránh rét, tìm nơi ấm áp

Tập tính Mỗi bước nhảy cao và xa Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Tận dụng nguồn nhiệt Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động vào ban đêm Để tránh nóng ban ngày
Khả năng đi xa Tìm nguồn nước
Khả năng nhịn khát Khí hậu quá khô. Thời gian tìm nước lâu
Chui rúc vào sâu trong cát Chống nóng

Trên Trái Đất, môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng là những môi trường có khí hậu khắc nghiệt nhất, động vật sống ở đó có những thích nghi đặc trưng và số loài ít, vì chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu rất khô và rất nóng mới tồn tại được.

Hỏi đáp VietJack

III. BÀI TẬP

Câu 1: Sự đa dạng loài được thể hiện ở

a. Số lượng loài

b. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài

c. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài

d. Tất cả các ý trên đúng

Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.

→ Đáp án d

Câu 2: Số loài động vật trên Trái Đất là

a. 1 triệu loài

b. 1,5 triệu loài

c. 2 triệu loài

d. 2,5 triệu loài

Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài.

→ Đáp án b

Câu 3: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

a. Đới lạnh

b. Hoang mạc đới nóng

c. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm

d. Cả a và b đúng

Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.

→ Đáp án c

Câu 4: Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng

a. Chuột nhảy

b. Gấu trắng

c. Cú tuyết

d. Cáo Bắc cực

Chuột nhảy là động vật sống thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng, chúng có đôi chân dài cho những bước nhảy xa tránh tiếp xúc với cát nóng.

→ Đáp án a

Câu 5: Chim cánh cụt có lớp mỡ dưới da rất dày để làm gì?

a. Dự trữ năng lượng

b. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể, chống rét

c. Giúp chim nổi khi bơi

d. Cả a và b đúng

Chim cánh cụt có lớp mỡ dưới da rất dày, nó giúp giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét khi sống ở môi trường lạnh giá quanh năm.

→ Đáp án d

Câu 6: Đặc điểm nào thường gặp ở động vật đới lạnh

a. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày

b. Lông màu trắng vào mùa đông

c. Hoạt động vào ban đêm

d. Di chuyển bằng cách quăng thân

Động vật đới lạnh thường có bộ lông dày, màu trắng để chống rét và có màu giống màu tuyết để lẩn tránh kẻ thù.

→ Đáp án b

Câu 7: Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là

a. Bướu mỡ

b. Có màu lông giống màu cát

c. Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Lạc đà có các đặc điểm thích nghi sống ở môi trường hoang mạc đới nóng: có màu lông giống màu cát để lẩn tránh kẻ thù; có bướu mỡ dày là nơi dự trữ nước; chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày để không bị lún, đệm thịt chống nóng.

→ Đáp án d

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG có ở các động vật đới nóng

a. Có khả năng di chuyển xa

b. Di chuyển bằng cách quăng thân

c. Hoạt động vào ban ngày

d. Có khả năng nhịn khát

Các động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm để tránh nóng ban ngày

→ Đáp án c

Câu 9: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩa gì

a. Để lẩn tránh kẻ thù

b. Tránh mất nước cho cơ thể

c. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng

d. Tránh nóng ban ngày

Động vật đới lạnh thường ngủ suốt mùa đông để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.

→ Đáp án c

Câu 10: Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

a. Màu lông nhạt, giống màu cát

b. Chui rúc vào sâu trong cát

c. Di chuyển bằng cách quăng thân d

. Tất cả đặc điểm trên đều đúng

Rắn sa mạc có đặc điểm thích nghi hoàn toàn với môi trường hoang mạc đới nóng như: màu lông giống màu cát, chui rúc sâu trong cát, di chuyển bằng cách quăng thân.

→ Đáp án d

Bài viết liên quan

612
  Tải tài liệu