Toán 6 Bài 30: Nhân hai số nguyên cùng dấu
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 30: Nhân hai số nguyên cùng dấu chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.
Bài 30: Nhân hai số nguyên cùng dấu
A. Lý thuyết
1. Nhân hai số nguyên dương
Ta thực hiện nhân hai số nguyên dương như phép nhân hai số tự nhiên
Ví dụ:
2.5 = 10, 7.3 = 21
6.5 = 30, 4.10 = 40
2. Nhân hai số nguyên âm
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ví dụ:
(-4).(-25) = 4.25 = 100
(-3).(-4) = 3.4 = 12
(-3).(-5) = 3.5 = 15
Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị của chúng rồi đặt dấu “+” trước kết quả của chúng.
3. Kết luận
• a.0 = 0.a = 0
• Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a|.|b|
• Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a|.|b|)
Chú ý:
• Cách nhận biết dấu của tích:
(+).(+) → (+)
(+).(-) → (-)
(-).(+) → (-)
(-).(-) → (+)
• a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.
• Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
Ví dụ:
(-4).(-5) = 4.5 = 20
3.(-9) = -(3.9) = -27
4. Bài tập tự luyện
Câu 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) (-15).(-4) b) (-20).(-6) c) 20.7
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: (-15).(-4) = +(15.4) = 60
b) Ta có: (-20).(-6) = +(20.6) = 120
c) Ta có: 20.7 = 140
Câu 2: So sánh
a) (-14).(-10) và 7.20
b) (-81).(-8) và 10.24
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: (-14).(-10) = +(14.10) = 140
Mà 7.20 = 140
Khi đó: (-14).(-10) = 7.20
b) Ta có: (-81).(-8) = +(81.8) = 648
Mà 10.24 = 240
Khi đó (-81).(-8) > 10.24
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tính (-42).(-5) được kết quả là:
A. -210 B. 210 C. -47 D. 37
Đáp án
Ta có: (-42).(-5) = |-42|.|-5| = 42.5 = 210
Chọn đáp án B.
Câu 2: Chọn câu đúng
A. (-20).(-5) = -100 B. (-50).(-12) = 600
C. (-18).25 = -400 D. 11.(-11) = -1111
Đáp án
• (-20).(-5) = 100 nên A sai.
• (-50).(-12) = 600 nên B đúng.
• (-18).25 = -(18.25) = -450 ≠ -400 nên C sai.
• 11.(-11) = -121 ≠ -1111 nên D sai.
Chọn đáp án B.
Câu 3: Chọn câu sai:
A. (-19).(-7) > 0 B. 3.(-121) < 0
C. 45.(-11) < -500 D. 46.(-11) < -500
Đáp án
• (-19).(-7) > 0, A đúng vì tích hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương.
• 3.(-121) < 0, B đúng vì tích hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.
• 45.(-11) = -465 > -500 nên C sai.
• 46.(-11) = -506 < -500 nên D đúng.
Chọn đáp án C.
Câu 4: Khi x = 12, giá trị của biểu thức (x - 8).(x + 7) là số nào trong bốn số sau:
A. -100 B. 100 C. -96 D. -196
Đáp án
Thay x = 12 vào biểu thức (x - 8).(x + 7) ta được:
(-12 - 8).(-12 + 7) = (-20).(-5) = 20.5 = 100
Chọn đáp án B.
Câu 5: Tích (-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3) bằng:
A. 38 B. -37 C. 37 D. (-3)8
Đáp án
Ta có: (-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3) = (-3)7 = -37
Chọn đáp án B.
Câu 6: Trong các khẳng định sau khẳng định đúng là:
A. Nếu a.b > 0 thì a và b là hai số nguyên dương
B. Nếu a.b > 0 thì a và b là hai số nguyên âm
C. Nếu a.b = 0 thì a = 0 và b = 0
D. Nếu a.b < 0 thì a và b là hai số nguyên khác dấu
Đáp án
Nếu a.b > 0 thì a và b là hai số nguyên cùng dấu, tức a và b có thể cùng là số nguyên âm hoặc cùng là số nguyên dương. Vậy đáp án A và B sai
Nếu a.b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0 . Vậy đáp án C sai
Nếu a.b < 0 thì a và b là hai số nguyên khác dấu. Đáp án D đúng
Chọn đáp án D
Câu 7: Tính giá trị của biểu thức (-5)x + (-6)y với x = -6, y = -7
A. – 72
B. 72
C. – 80
D. 80
Đáp án
Thay x = -6, y = -7 vào biểu thức ta được:
(-5)x + (-6)y = (-5).(-6) + (-6).(-7)
= 5.6 + 6.7 = 30 + 42 = 72
Chọn đáp án B
Câu 8: Chọn đáp án đúng
A. (-8).(-7) < 0
B. (-15).3 > (-2).(-3)
C. 2.18 = (-6).(-6)
D. (-5).6 > 0
Đáp án
(-8).(-7)>0 (tích hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương). Đáp án A sai
(-15).3 = -(15.3) = -45
(-2).(-3) = 2.3 = 6
- 45 < 6 nên đáp án B sai
2.18 = 36; (-6).(-6) = 36 nên đáp án C đúng
(-5).6 < 0 ( tích hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm). Đáp án D sai
Chọn đáp án C
Câu 9: Giá trị của biểu thức (x - 2)(x - 3) tại x = -1 là:
A. – 12
B. 12
C. – 2
D. 2
Đáp án
Thay x = -1 vào biểu thức ta được:
(x - 2)(x - 3) = (-1 - 2)(-1 - 3) = (-3).(-4) = 12
Chọn đáp án B
Câu 10: Tính (36 - 16).(-5) + 6.(-14 - 6), ta được:
A. – 220
B. – 20
C. 20
D. 220
Đáp án
(36 - 16).(-5) + 6.(-14 - 6) = 20.(-5) + 6.(-20)
= -(20.5) + [-(6.20)] = -100 - 120 = -220
Chọn đáp án A