Toán lớp 6 Bài 29: Nhân hai số nguyên khác dấu

Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 29: Nhân hai số nguyên khác dấu chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.

513
  Tải tài liệu

Bài 29: Nhân hai số nguyên khác dấu

A. Lý thuyết

1. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “–” trước kết quả nhận được.

Ví dụ:

5. (-3) = -(5.3) = -15

6.(-4) = -(6.4) = -24

(-2).3 = -(2.3) = -6

Chú ý: Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0.

2. Ví dụ

Ta có:

(-4).10 = -(4.10) = -40

8.(-5) = -(8.5) = -40

9.0 = 0.9 = 0

Hỏi đáp VietJack

3. Bài tập tự luyện

Câu 1: Thực hiện các phép tính

a) (-7).8     b) 6.(-4)     c) (-12).12     d) 450.(-2)

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: (-7).8 = -(7.8) = -56

b) Ta có: 6.(-4) = -(6.4) = -24

c) Ta có: (-12).12 = -(12.12) = -122 = -144

d) Ta có: 450.(-2) = -(450.2) = -900

Câu 2: Một xí nghiệp mỗi ngày may được 350 bộ quần áo. Khi may theo mốt mới, với cùng khổ vải, số vải dùng để máy một bộ quần áo tăng x (cm) và năng xuất không thay đổi. Hỏi mỗi ngày số vải tăng bao nhiêu cen-ti-mét.

a) x = 15 ?     b) x = -10

Hướng dẫn giải:

Mỗi ngày số vải tăng 350.x (cm)

a) Với x = 15, mỗi ngày số vải tăng là 350.15 = 5250 (cm)

b) Với x = -10, mỗi ngày số vải tăng là 350.(-10) = -3500 (cm)

Nghĩa là số vải giảm đi -3500 (cm)

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kết quả của phép tính (-125).8 là:

A. 1000     B. -1000     C. -100     D. -10000

Đáp án

Ta có: (-125).8 = -(125.8) = -1000

Chọn đáp án B.

Câu 2: Chọn câu sai:

A. (-5).25 = -125     B. 6.(-15) = -90

C. 125.(-20) = -250     D. 225.(-18) = -4050

Đáp án

    • (-5).25 = -(5.25) = -125 nên A đúng.

    • 6.(-15) = -(6.15) = -90 nên B đúng.

    • 125.(-20) = -(125.20) = -2500 ≠ -250 nên C sai.

    • 225.(-18) = -(225.18) = -4050 nên D đúng.

Chọn đáp án C.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng:

A. -365.366 < 1     B. -365.366 = 1

C. -365.366 = -1     D. -365.366 > 1

Đáp án

Ta có: -365.366 < 0 < 1 và -365.366 ≠ -1

Chọn đáp án A.

Câu 4: Tính nhanh (-5).125.(-8).20.(-2) ta được kết quả là:

A. -200000     B. -2000000     C. 200000     D. -100000

Đáp án

Ta có: (-5).125.(-8).20.(-2) = [125.(-8)].[(-5).20].(-2)

     = (-1000).(-100).(-2) = -200000

Chọn đáp án A.

Câu 5: Tính giá trị của biểu thức x - 2 + x - 2 + x - 2 + x - 2 + x - 2 tại x = -7

A. – 30

B. 30

C. – 45

D. 45

Đáp án

Ta có:

x - 2 + x - 2 + x - 2 + x - 2 + x - 2

= (x - 2) + (x - 2) + (x - 2) + (x - 2) + (x - 2)

= 5(x - 2)

Thay x = -7 vào biểu thức ta được:

5(x - 2) = 5.[(-7) - 2] = 5.(-9) = -(5.9) = -45

Chọn đáp án C

Câu 6: Giá trị của x thỏa mãn 2(x - 5) < 0 là:

A. x = 4

B. x = 5

C. x = 6

D. x = 7

Đáp án

Khi x < 5 thì x - 5 < 0 nên 2(x - 5) < 0

Trong bốn đáp án trên chỉ có x = 4 < 5

Chọn đáp án A

Câu 7: Tính tổng S = 1 - 2 + 3- 4 + ... + 2017 - 2018

A. S = -1006

B. S = -1007

C. S = -1008

D. S = -1009

Đáp án

Ta có:

S = 1 - 2 + 3 - 4 + ... + 2017 - 2018

S = (1 - 2) + (3 - 4) + ... + (2017 - 2018)

S = (-1) + (-1) + ... + (-1)

S = 1009.(-1) = -1009

Chọn đáp án D

Câu 8: Giá trị của x thỏa mãn -2(x - 5) < 0 là:

A. x = 3

B. x = 4

C. x = 5

D. x = 6

Đáp án

Khi x > 5 thì x - 5 > 0 nên -2(x - 5) < 0

Trong bốn đáp án trên chỉ có x = 6 > 5

Chọn đáp án D

Câu 9: Giá trị của biểu thức (27 - 32).x khi x = 8 là:

A. – 40

B. – 39

C. – 38

D. – 37

Đáp án

Thay x = 8 vào biểu thức ta được:

(27 - 32).x = (27 - 32).8

= [27 + (-32)].8 = [-(32 - 27)].8

= -5.8 = -40

Chọn đáp án A

Câu 10: Tính tổng S = 1 - 3 + 5 - 7 + ... + 2001 - 2003

A. S = -1000

B. S = -1001

C. S = -1002

D. S = -1003

Đáp án

Ta có:

S = 1 -3 + 5 - 7 + ... + 2001 - 2003

S = (1 - 3) + (5 - 7) + ... + (2001 - 2003)

S = (-2) + (-2) + ... + (-2)

S = 501.(-2) = -1002

Chọn đáp án C

Bài viết liên quan

513
  Tải tài liệu