Toán lớp 6 Bài 26: Phép trừ hai số nguyên
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 26: Phép trừ hai số nguyên chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.
Bài 26: Phép trừ hai số nguyên
A. Lý thuyết
1. Hiệu của hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a - b = a + (-b)
Ví dụ:
3 - 8 = 3 + (-8) = -5
10 - 15 = 10 + (-15) = -(10 - 15) = -5
Nhận xét: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong Z luôn thực hiện được.
2. Ví dụ
Ví dụ:
Ta có:
4 - 9 = 4 + (-9) = -(9 - 4) = -5
10 - 12 = 10 + (-12) = -(12 - 10) = -2
34 - 40 = 34 + (-40) = -(40 - 34) = -6
Ví dụ 2: Thực hiện các phép tính sau
a) 125 - (-314)
b) 0 - (-321)
c) (-127) - (-34)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: 125 - (-314) = 125 + 314 = 439
b) Ta có: 0 -(-321) = 321
c) Ta có: (-127) - (-34) = -127 + 34 = -(127 - 34) = -93
3. Bài tập tự luyện
Câu 1: Thực hiện các phép tính sau
a) 5 - (7 - 9) b) (-3) - (4 - 6)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: 5 - (7 - 9) = 5 - [7 + (-9)]
= 5 - (-2)
= 5 + 2 = 7
b) Ta có: (-3) - (4 - 6) = (-3) - [4 + (-6)]
= (-3) - (-2) = (-3) + 2
= -(3 - 2) = -1
Câu 2: Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm -287 và mất năm -212.
Hướng dẫn giải:
Tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét là:
-212 - (-287) = -212 + 287 = 75 (tuổi)
Vậy tuổi thọ của Ác – si – mét là: 75 tuổi.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Kết quả của phép tính 23 - 17 là:
A. -40 B. -6 C. 40 D. 6
Đáp án
Ta có: 23 - 17 = 6
Chọn đáp án D.
Câu 2: Tính 125 - 200
A. -75 B. 75 C. -85 D. 85
Đáp án
Ta có: 125 - 200 = 125 + (-200) = -75
Chọn đáp án A.
Câu 3: Chọn câu đúng:
A. 170 - 228 = 58 B. 228 - 892 < 0
C. 782 - 783 > 0 D. 675 - 908 > -3
Đáp án
Ta có:
• 170 - 228 = 170 + (-228) = -(228 - 170) = -58 ≠ 58 nên A sai.
• 228 - 892 = 228 + (-892) = -(892 - 228) = -664 < 0 nên B đúng.
• 782 - 783 = 782 + (-783) = -(783 - 782) = -1 < 0 nên C sai.
• 675 - 908 = 675 + (-908) = -(908 - 675) = -233 < -3 nên D sai.
Chọn đáp án B.
Câu 4: Kết quả của phép tính 898 - 1008 là:
A. Số nguyên âm B. Số nguyên dương C. Số lớn hơn 3 D. Số 0
Đáp án
Ta có: 898 - 1008 = 898 + (-1008) = -(1008 - 898) = -110
Số -110 là một số nguyên âm nên A đúng.
Chọn đáp án A.
Câu 5: Tìm x biết 9 + x = 2
A. 7 B. -7 C. 11 D. -11
Đáp án
Ta có: 9 + x = 2
⇔ x = 2 - 9
⇔ x = -7
Chọn đáp án B.
Câu 6: Giá trị của x thỏa mãn -15 + x = -20
A. -5 B. 5 C. -35 D. 15
Đáp án
Ta có: -15 + x = -20
⇔ x = (-20) - (-15)
⇔ x = (-20) + 15
⇔ x = -5
Chọn đáp án A.
Câu 7: Biểu diễn hiệu (-28) - (-32) thành dạng tổng là:
A. (-28) + (-32)
B. (-28) + 32
C. 28 + (-32)
D. 28 + 32
Đáp án
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b
Ta có: số đối của – 32 là 32 nên: (-28) - (-32) = -28 + 32
Chọn đáp án B
Câu 8: Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:
A. – 3
B. 3
C. – 7
D. 7
Đáp án
Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:
5 - (-2) = 5 + 2 = 7
Chọn đáp án D
Câu 9: Tìm x biết (-12) + x = (-15) - (-87)
A. 84
B. – 84
C. – 114
D. – 90
Đáp án
(-12) + x = (-15) - (-87)
(-12) + x = (-15) + 87
(-12) + x = +(87 - 15)
(-12) + x = 72
x = 72 - (-12)
x = 72 + 12
x = 84
Chọn đáp án A
Câu 10: Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:
A. Nếu x + |x| = 0 thì x là số nguyên dương
B. Nếu x - |x| = 0 thì x là số nguyên âm
C. Nếu x + |x| = 0 thì x = 0
D. Nếu x - |x| = 0 thì x = 0
Đáp án
Nếu x là số nguyên dương thì |x| = x ⇒ x + |x| = x + x = 2x ≠ 0 . Đáp án A sai
Nếu x là số nguyên âm thì |x| = -x ⇒ x - |x| = x - (-x) = x + x = 2x ≠ 0 . Đáp án B sai
Nếu x là số nguyên âm thì |x| = -x ⇒ x + |x| = x + (-x) = 0 . Do đó, ngoài số 0 thì tất cả các số nguyên âm đều thỏa mãn x + |x| = 0 . Đáp án C sai
Ta có: khi |-x| = |x| = 0 ⇔ x = 0 . Đáp án D đúng
Chọn đáp án D