Toán lớp 6 Bài 25: Tính chất của phép cộng các số nguyên

Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 25: Tính chất của phép cộng các số nguyên chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.

489
  Tải tài liệu

Bài 25: Tính chất của phép cộng các số nguyên

A. Lý thuyết

1. Tính chất giao hoán

a + b = b + a

Ví dụ:

(-3) + 5 = 5 + (-3) = 2

4 + (-2) = (-2) + 4 = 4 - 2 = 2

2. Tính chất kết hợp

(a + b) + c = a + (b + c)

Ví dụ:

[(-5) + 6] + 4 = (-5) + (6 + 4) = 5

[5 + (-3)] + 4 = (-3) + (4 + 5) = (-3) + 9 = 9 - 3 = 6

Chú ý: Kết quả trên còn gọi là tổng của ba số a, b, c và viết a + b + c. Tương tự, ta có thể nói đến tổng của bốn, năm,…số nguyên. Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tùy ý bằng các dấu ( ), [ ], { }.

3. Cộng với số 0

a + 0 = 0 + a = a

Ví dụ:

4 + 0 = 0 + 4 = 4

(-2) + 0 = 0 + (-2) = -2

0 + (-6) = (-6) + 0 = -6

4. Cộng với số đối

Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0

a + (-a) = 0

Nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối nhau:

Nếu a + b = 0 thì a = -b và b = -a

Ví dụ:

4 + (-4) = (4 - 4) = 0

2 + (-2) = 0 thì 2 = -(-2) và (-2) = -2

Hỏi đáp VietJack

5. Bài tập tự luyện

Câu 1: Thực hiện các phép tính sau

a) 126 + (-20) + 2004 + (-106)

b) (-199) + (-200) + (-201)

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: 126 + (-20) + 2004 + (-106) = 126 + 2004 + (-20) + (-106)

     = 2130 + [-(20 + 106)] = 2130 + (-126) = 2130 - 126 = 2004

b) Ta có: (-199) + (-200) + (-201) = -(199 + 200 + 201)

     = -(199 + 201 + 200) = -[(199 + 201) + 200] = -(400 + 200) = -600

Câu 2: Tìm tổng các số nguyên x

a) -4 < x < 3     b) -5 < x < 5

Hướng dẫn giải:

a) x nhận các giá trị: -3; -2; -1; 0; 1; 2

Khi đó ta có: (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 = (-3) + (-2) + 2 + (-1) + 1 + 0

     = (-3) + 0 + 0 = -3

b) x nhận các giá trị là: -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4

Khi đó ta có: (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4

     = (-4) + 4 + (-3) + 3 + (-2) + 2 + (-1) + 1 + 0 = 0

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phép cộng các số nguyên có tính chất nào sau đây:

A. Giao hoán     B. Kết hợp

C. Cộng với số 0     D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tính chất của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Kết quả của phép tính (-89) + 0 là:

A. -89     B. -90     C. 0     D. 89

Đáp án

Ta có: (-89) + 0 = -89

Chọn đáp án A.

Câu 3: Tính (-978) + 978

A. 0     B. 978     C. 1956     D. 980

Đáp án

Ta có (-978) và 978 là hai số đối nhau nên (-978) + 978 = 0

Chọn đáp án A.

Câu 4: Chọn câu đúng:

A. (-98) + (-89) = (-89) + (-98)     B. (-98) + (-89) > (-89) + (-98)

C. (-98) + (-89) < (-89) + (-98)     D. (-98) + (-89) = -177

Đáp án

Ta có: (-98) + (-89) = (-89) + (-98) (tính chất giao hoán của phép cộng) nên A đúng.

Chọn đáp án A.

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất:

A. (-21) + 4 + (-55) = 4 + (-21) + (-55)     B. (-21) + 4 + (-55) = (-55) + 4 + (-21)

C. (-21) + 4 + (-55) = 4 + (-55) + (-21)     D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án

Ta có: (-21) + 4 + (-55) = 4 + (-21) + (-55) = (-55) + 4 + (-21) = 4 + (-55) + (-21) (tính chất giao hoán của phép cộng) nên A, B, C đều đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 6: Tính (-551) + (-400) + (-449)

A. -1400     B. -1450     C. -1000     D. -1500

Đáp án

Ta có: (-551) + (-400) + (-449) = -(551 + 400 + 449) = -1400

Chọn đáp án A.

Câu 7: Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết: -4 < x < 5 ?

A. 1

B. 5

C. 4

D. 3

Đáp án

Các số nguyên thỏa mãn -4 < x < 5 là: -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4

Ta có:

-3 + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 = (-3 + 3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 + 4

= 0 + 0 + 0 + 0 + 4 = 4

Chọn đáp án C

Câu 8: Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:

A. Nếu tổng hai số tự nhiên bằng 0 thì cả hai số tự nhiên đó đều bằng 0

B. Nếu tổng hai số nguyên bằng 0 thì cả hai số nguyên đó đều bằng 0

C. Tổng của nhiều số nguyên âm cũng là một số nguyên âm có giá trị tuyệt đối bằng tổng tổng các giá trị tuyệt đối của các số đó.

D. Giá trị tuyệt đối của tổng nhiều số nguyên cùng dấu bằng tổng các giá trị tuyệt đối của các số đó.

Đáp án

Ta có: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0. Vậy nếu tổng của hai số nguyên bằng 0, ta chưa thể kết luận cả hai số nguyên đó đều bằng 0

Đáp án B sai

Chọn đáp án B

Câu 9: Kết quả của tổng 161 + [27 + (-161) + (-87)] là:

A. – 60

B. 60

C. 80

D. – 80

Đáp án

Ta có:

161 + [27 + (-161) + (-87)] = [161 + (-161)] + [27 + (-87)]

= 0 + [-(87 - 27)]= -60

Chọn đáp án A

Câu 10: Tìm x ∈ ℤ , biết: x + (-27) = -(100) + 73 :

A.x = -1

B. x = 0

C.x = 1

D.x = 2

Đáp án

x + (-27) = (-100) + 73

x + (-27) = -(100 - 73)

x + (-27) = -27

x = 0

Chọn đáp án B

Bài viết liên quan

489
  Tải tài liệu