Toán lớp 6 Bài 23: Cộng hai số nguyên cùng dấu
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 23: Cộng hai số nguyên cùng dấu chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.
Bài 23: Cộng hai số nguyên cùng dấu
A. Lý thuyết
1. Cộng hai số nguyên dương
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
Ví dụ:
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
(+4) + (+6) = 4 + 6 = 10
2. Cộng hai số nguyên âm
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.
Ví dụ:
(-17) + (-54) = -(17 + 54) = -71
(-13) + (-27) = -(13 + 27) = -40
Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu:
Ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.
3. Ví dụ
Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức
a) x + (-10) biết x = -28
b) (-267) + y biết y = -33
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: (-28) + (-10) = -(28 + 10) = -38
b) Ta có: (-267) + (-33) = -(267 + 33) = -300
Ví dụ 2: Thực hiện các phép tính sau
a) (-7) + (-328)
b) 12 + |-23|
c) |-46| + |12|
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: (-7) + (-328) = -(328 + 7) = -335
b) Ta có: 12 + |-23| = 12 + |23| = 12 + 23 = 35
c) Ta có: |-46| + |12| = |46| + |12| = 46 + 12 = 58
4. Bài tập tự luyện
Câu 1: Thực hiện các phép tính sau
a) (-15) + (-40) b) (+13) + (+37) c) (-25) + (-19)
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: (-15) + (-40) = -(15 + 40) = -55
b) Ta có: (+13) + (+37) = +(13 + 37) = 50
c) Ta có: (-25) + (-19) = -(25 + 19) = -44
Câu 2: Tìm x, y thỏa mãn |x - 3| + |y - 5| = 0
Hướng dẫn giải:
Ta có: |a| ≥ 0
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi a = 0
Khi đó ta có: |x - 3| + |y - 5| = 0
Vậy giá trị cần tìm là (x; y) = (3; 5)
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Kết quả của phép tính (+25) + (+15) là:
A. 40 B. 10 C. 50 D. 30
Đáp án
Ta có (+25) + (+15) = 25 + 15 = 40
Chọn đáp án A.
Câu 2: Kết quả của phép tính (-100) + (-50) là:
A. -50 B. 50 C. 150 D. -150
Đáp án
Ta có: (-100) + (-50) = -(100 + 50) = -150
Chọn đáp án D.
Câu 3: Tổng của hai số -313 và -211 là:
A. 534. B. 524 C. -524 D. -534
Đáp án
Tổng của hai số -313 và -211 là: (-313) + (-211) = -(313 + 211) = -524
Chọn đáp án C.
Câu 4: Chọn câu sai:
A. (-2) + (-5) > 0 B. (-3) + (-4) = (-2) + (-5)
C. (-6) + (-1) < -6 D. |(-1) + (-2)| = 3
Đáp án
• Ta có (-2) + (-5) = -(2 + 5) = -7 < 0 nên A sai.
• Ta có (-3) + (-4) = -(3 + 4) = -7 và (-2) + (-5) = -(2 + 5) = -7. Do đó B đúng.
• Ta có (-6) + (-1) = -(6 + 1) = -7 < -6 nên C đúng.
• Ta có |(-1) + (-2)| = |-(1 + 2)| = |-3| = 3 nên D đúng.
Chọn đáp án A.
Câu 5: Giá trị của biểu thức a + (-45) với a = -25 là:
A. -70 B. -25 C. 25 D. 70
Đáp án
Thay a = -25 vào biểu thức ta được: (-25) + (-45) = -(25 + 45) = -70
Chọn đáp án A.
Câu 6: Nhiệt độ hiện tại của phòng đông lạnh là -2°C . Nếu nhiệt độ giảm 7°C , nhiệt độ tại phòng đông lạnh sẽ là bao nhiêu?
A.5°C
B.-9°C
C.-5°C
D.9°C
Đáp án
Nhiệt độ giảm 7°C nghĩa là tăng -7°C nên nhiệt độ tại phòng đông lạnh là:
(-2) + (-7) = -(2 + 7) = -9°C
Chọn đáp án B
Câu 7: Chọn đáp án đúng?
A. (-10) + (-5) < -16
B. 3 + |-5| < -3
C. |-8 + (-7)| = |-8| + |-7|
D. (-102) + (-5) > -100
Đáp án
Ta có:
(-10) + (-5) = -(10 + 5) = -15 > -16 . Đáp án A sai
3 + |-5| = 3 + 5 = 8 > -3 . Đáp án B sai
|-8 + (-7)| = |-(8 + 7)| = |-15| = 15
|-8| + |-7| = 8 + 7 = 15
⇒ |-8 + (-7)| = |-8| + |-7|
Đáp án C đúng
(-102) + (-5) = -(102 + 5) = -107 < -100 . Đáp án D sai
Chọn đáp án C
Câu 8: Tính giá trị của biểu thức x + (-16) , biết x = -27 :
A. – 43
B. – 11
C. 11
D. 43
Đáp án
Thay giá trị x = -27 , ta được:
x + (-16) = -27 + (-16) = -(27 + 16) = -43
Chọn đáp án A
Câu 9: Giá trị của biểu thức |-87| + |27| là:
A. – 60
B. 60
C. – 114
D. 114
Đáp án
Ta có:
|-87| + |27| = 87 + 27 = 114
Chọn đáp án D
Câu 10: Tổng của –161 và –810 là:
A. – 971
B. 971
C. – 649
D. 649
Đáp án
Ta có: -161 + (-810) = -(161 + 810) = -971
Chọn đáp án A