Toán lớp 6 Bài 22: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 22: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.

551
  Tải tài liệu

Bài 22: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

A. Lý thuyết

1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

Chú ý: Số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b (lớn hơn a và nhỏ hơn b). Khi đó ta cũng nói a là số liền trước của b.

Ví dụ:

   + -5 là số liền trước của -4.

   + -1 là số liền trước của số 0.

Nhận xét:

• Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.

• Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.

• Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.

2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên

Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.

Giá trị tuyệt đối của số nguyên a kí hiệu là |a| (đọc là “giá trị tuyệt đối của a”).

Ví dụ: |13| = 13, |-20| = 20, |0| = 0

Nhận xét:

• Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0.

• Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

• Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó (và là một số nguyên dương).

• Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn.

• Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

Hỏi đáp VietJack

3. Bài tập tự luyện

Câu 1:

a) Sắp xếp các số ngyên sau theo thứ tự tăng dần: 2, 0, -1, -5, -17, 8

b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: -103, -2004, 15, 9, -5, 2004

Hướng dẫn giải:

a) Các số nguyên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: -17, -5, -1, 0, 2, 8

b) Các số nguyên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: 2004, 15, 9, -5, -103, -2004

Câu 2: Tìm tập hợp các số nguyên x sao cho:

a) -4 ≤ x ≤ 2     b) |x| < 2

Hướng dẫn giải:

a) Ta có tập hợp các số nguyên x sao cho -4 ≤ x ≤ 2 là

A = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2}

b) Ta có các số nguyên x thỏa mãn |x| < 2 là: - 1; 0; 1

Do đó, tập hợp các số nguyên sao cho |x| < 2 là B = {-1; 0; 1}

Câu 3: Thực hiện các phép tính sau

a) (|-24| : |-8|) - 1

b) (|1440| : |-32|) : |-5|

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: (|-24| : |-8|) - 1 = (|24| : |8|) - 1

= (24 : 8) - 1 = 3 - 1 = 2

b) Ta có: (|1440| : |-32|) : |-5| = (1440 : 32) : 5 = 45 : 5 = 9

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn câu đúng

A. 2 > 3     B. 3 < -2     C. 0 < -3     D. -4 < -3

Đáp án

    • Điểm 2 nằm bên trái điểm 3 nên 2 < 3. Do đó A sai.

    • Điểm 3 nằm bên phải điểm -2 nên 3 > -2. Do đó B sai.

    • Điểm 0 nằm bên phải điểm -3 nên 0 > -3. Do đó C sai.

    • Điểm -4 nằm bên trái điểm -3 nên -4 < -3. Do đó D đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Chọn câu sai:

A. -5 < -2     B. 0 < 4     C. 0 > -1     D. -5 < -6

Đáp án

    • Điểm -5 nằm bên trái điểm -2 nên -5 < -2. Do đó A đúng.

    • Điểm 0 nằm bên trái điểm 4 nên 0 < 4. Do đó B đúng.

    • Điểm 0 nằm bên phải điểm -1 nên 0 > -1. Do đó C đúng.

    • Điểm -5 nằm bên phải điểm -6 nên -5 > -6. Do đó D sai.

Chọn đáp án D.

Câu 3: Chọn câu đúng:

A. |a| = a nếu a < 0     B. |a| = -a nếu a ≥ 0

C. |a| = a nếu a ≥ 0     D. |a| = a với mọi a

Đáp án

Vì Trắc nghiệm Thứ tự trong tập hợp các số nguyên - Bài tập Toán lớp 6 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết nên đáp án C. |a| = a nếu a ≥ 0 là đáp án đúng.

Chọn đáp án C.

Câu 4: Tìm |-3|

A. -3     B. 2     C. 3     D. 0

Đáp án

Ta có số đối của -3 là 3 nên |-3| = -(-3) = 3.

Chọn đáp án C.

Câu 5: Giá trị tuyệt đối của số 6 là:

A. 6     B. -6     C. 5     D. -5

Đáp án

Ta có vì 6 > 0 nên |6| = 6

Chọn đáp án A.

Câu 6: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 0; -2; 5; 7; -1; -8

A. -1; -2; -8; 0; 5; 7

B. 7; 5; 0; -1; -2; -8

C. -8; -2; -1; 0; 5; 7

D. -8; -2; 0; -1; 5; 7

Đáp án

Các số trên được biểu diễn trên trục số theo chiều từ trái sang phải là: - 8; - 2; - 1; 0; 5; 7

Do đó, số nằm bên trái sẽ nhỏ hơn số nằm ở bên phải

Vậy dãy số trên theo thứ tự giảm dần là: 7; 5; 0; - 1; - 2; - 8

Chọn đáp án B

Câu 7: Chọn đáp án đúng:

A. |-5| < |-4|

B.|-5| < |0|

C.|5| < |4|

D.|-5| = |5|

Đáp án

Ta có: |-5| = 5; |-4| = 4; |0| = 0; |5| = 5; |4| = 4

⇒ |-5| > |-4| đáp án A sai

|-5| > |0| ⇒ đáp án B sai

|5| > |4| ⇒ đáp án C sai

|-5| = |5| ⇒ đáp án D đúng

Chọn đáp án D

Câu 8: Trong các khẳng đinh sau, khẳng định nào đúng?

A. Số nguyên lớn hơn – 1 là số nguyên dương

B. Số nguyên nhỏ hơn 1 là số nguyên âm

C. Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn

D. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là số đối của nó.

Đáp án

Số nguyên lớn hơn – 1 là : 0; 1; 2; 3; …. Nhưng số 0 không là số nguyên dương. Do đó, đáp án A sai

Số nguyên nhỏ hơn 1 là: 0; -1; -2; -3; …. Nhưng số 0 không là số nguyên âm. Do đó, đáp án B sai.

Giá trị tuyệt đối của một số là khoảng cách từ số đó đến điểm 0. Vậy số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn sẽ gần điểm 0 hơn. Vậy trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn sẽ nằm ở bên phải nên nó lớn hơn. Đáp án C đúng.

Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương bằng chính nó. Do đó, đáp an D sai

Chọn đáp án C

Câu 9: Giá trị của biểu thức |-7| - |-4| là:

A. – 11

B. – 3

C. 3

D. 11

Đáp án

Ta có:

|-7| - |-4| = 7 - 4 = 3

Chọn đáp án C

Câu 10: Số đối của các số nguyên -2; 7; |-8|; |10|; 16

A. 2; -7; 8; -10; -16

B. 2; -7; -8; 10; -16

C. 2; -; 8; -10; -16

D. 2; -7; -8; -10; -16

Đáp án

Ta có: số đối của – 2 là 2; số đối của 7 là – 7 ; số đối của 16 là – 16

|-8| = 8 nên số đối của |-8| là – 8

|10| = 10 nên số đối của |10| là – 10

Chọn đáp án D

Bài viết liên quan

551
  Tải tài liệu