Toán 6 Bài 20: Làm quen với số âm
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 20: Làm quen với số âm chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.
Bài 20: Làm quen với số âm
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa về số nguyên
Trên thực tế, bên cạnh có số tự nhiên, người ta còn dùng các số với dấu “-” đằng trước như: -1, -2, -3,…(đọc là âm 1, âm 2, âm 3,… hoặc trừ 1, trừ 2, trừ 3,… ). Những số như thế được gọi là số nguyên âm.
Ví dụ: Các số nguyên như: 1; 2; 3; 4; -4; -3; -2;...
2. Trục số
Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số -1, -2, -3,... như trong hình
Như vậy ta được một trục số. Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
3. Bài tập tự luyện
Câu 1: Người ta dùng số nguyên để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Pi- ta – go sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên. Vậy thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên được viết như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm -776
Câu 2: Trên trục số điểm 3 cách điểm 0 ba đơn vị theo chiều dương, điểm -3 cách điểm 0 ba đơn vị theo chiều âm.
Điền vào chỗ trống các câu sau đây:
a) Điểm -2 cách điểm 2 là .... đơn vị và theo chiều ....
b) Điểm 1 cách điểm -3 là .... đơn vị và theo chiều ....
Hướng dẫn giải:
a) Điểm -2 cách điểm 2 là 4 đơn vị và theo chiều âm.
b) Điểm 1 cách điểm -3 là 4 đơn vị và theo chiều dương.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điểm gốc trong trục số là điểm nào
A. Điểm 0 B. Điểm 1 C. Điểm 2 D. Điểm -1
Đáp án
Trong trục số: Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số.
Chọn đáp án A.
Câu 2: Điểm -4 cách điểm 4 bao nhiêu đơn vị?
A. 7 B. 8 C. 6 D. 9
Đáp án
+ Điểm -4 cách điểm 0 là 4 đơn vị.
+ Điểm 4 cách điểm 0 là 4 đơn vị.
Vậy điểm 4 cách điểm 4 là 8 đơn vị.
Chọn đáp án B.
Câu 3: Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị là?
A. -1 B. 5 C. -1 và 5 D. 1 và 5
Đáp án
+ Điểm -1 cách điểm 2 là 3 đơn vị.
+ Điểm 5 cách điểm 2 là 3 đơn vị.
Vậy điểm -1 và 5 cách điểm 2 là 3 đơn vị.
Chọn đáp án C.
Câu 4: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là?
A. Chiều âm B. Chiều dương C. Chiều thuận D. Chiều nghịch
Đáp án
Trong trục số: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên)
Chọn đáp án B.
Câu 5: Trên trục số, những điểm nằm giữa các điểm – 5 và – 2 là:
A. -5; -4; -3; -2
B. -4; -3; -2
C. -5; -4; -3
D. -4; -3
Đáp án
Những điểm nằm giữa các điểm – 5 và – 2 trên trục số là: - 4; - 3
Chọn đáp án D
Câu 6: Trên trục số, điểm cách điểm -1 ba đơn vị theo chiều dương là:
A. – 4
B. 2
C. – 4 và 2
D. 4
Đáp án
Trên trục số, các điểm cách -1 ba đơn vị là: - 4 và 2
Tuy nhiên, đề bài hỏi theo chiều dương nên điểm đó là 2
Chọn đáp án B
Câu 7: Trên trục số, điểm nào tạo với hai điểm – 1 và 2 bộ ba số cách đều nhau.
A. – 4
B. 5
C. 0
D. Cả A và B
Đáp án
Ta có: Hai điểm – 1 và 2 cách nhau ba đơn vị
Vậy để tạo với – 1 và 2 thành bộ ba số cách đều nhau, ta có thể chọn điểm cách điểm – 1 theo chiều âm ba đơn vị hoặc điểm cách điểm 2 theo chiều dương 3 đơn vị
Điểm cách điểm – 1 theo chiều âm ba đơn vị là – 4
Điểm cách điểm 2 theo chiều dương ba đơn vị là 5
Chọn đáp án D
Câu 8: Trong các cặp điểm sau, cặp điểm nào cách đều điểm 1
A. – 4 và 4
B. – 1 và 3
C. – 1 và 0
D. Đáp án khác
Đáp án
Ta có: điểm – 1 cách điểm 1 hai đơn vị
điểm 3 cách điểm 1 hai đơn vị
Do đó, - 1 và 3 là hai điểm cách đều điểm 1
Chọn đáp án B
Câu 9: Trên trục số, điểm nào tạo với hai điểm – 1 và 3 bộ ba số cách đều nhau.
A. – 5
B. 7
C. 1
D. Cả A, B và C
Đáp án
Ta có: Hai điểm – 1 và 3 cách nhau bốn đơn vị
Vậy để tạo với – 1 và 3 thành bộ ba số cách đều nhau, ta có thể chọn điểm cách điểm – 1 theo chiều âm bốn đơn vị hoặc điểm cách điểm 3 theo chiều dương bốn đơn vị. Khi đó, ta được bộ ba số cách đều nhau và khoảng cách giữa hai điểm là bốn đơn vị.
Điểm cách điểm – 1 theo chiều âm bốn đơn vị là – 5
Điểm cách điểm 3 theo chiều dương bốn đơn vị là 7
Hoặc ta cũng có thể chọn điểm 1. Vì điểm – 1 cách điểm 1 hai đơn vị, điểm 1 cách điểm 3 hai đơn vị. Khi đó, ta được bộ ba số cách đều nhau và khoảng cách giữa hai điểm là hai đơn vị.
Chọn đáp án D
Câu 10: Trên trục số, điểm cách điểm 0 ba đơn vị theo chiều âm là:
A. – 3
B. 3
C. Cả A và B
D. Đáp án khác
Đáp án
Trên trục số, hai điểm cách điểm 0 ba đơn vị là: - 3 và 3
Tuy nhiên, đề bài hỏi theo chiều âm nên điểm cần tìm là – 3
Chọn đáp án A