Vật Lí 6 Bài 1: Đo độ dài

Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 1: Đo độ dài chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.

697
  Tải tài liệu

Bài 1: Đo độ dài

A. Lý Thuyết

1. Đo độ dài là gì?

Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.

Hỏi đáp VietJack

2. Đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m).

Ngoài ra còn dùng:

- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).

         1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m

- Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).

         1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m

- Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)

         1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

- Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

3. Đo độ dài

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

Lý thuyết Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Lý thuyết Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Lý thuyết Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

   Mọi thước đo độ dài đều có:

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

   Chú ý: Trong sinh hoạt, người ta thường gọi 1 cm là 1 phân; 1 dm = 10 cm là 1 tấc.

II. Phương pháp giải

Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

         + Xác định đơn vị đo của thước.

         + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

         + ĐCNN = Lý thuyết Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)

Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì GHĐ = 3 cm và ĐCNN = Lý thuyết Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

B. Bài Tập Trắc Nghiệm

Câu 1: Chọn phương án sai

Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là

A. mét (m)                B. kilômét (km)

C. mét khối (m3)      D. đềximét (dm)

Đáp án

Mét khối (m3) là đơn vị đo thể tích ⇒ Đáp án C sai

Câu 2: Giới hạn đo của thước là

A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.

B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.

Đáp án

Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước ⇒ Đáp án A

Câu 3: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

A. Thước dây      B. Thước mét

C. Thước kẹp      D. Compa

Đáp án

Dụng cụ compa dùng để vẽ đường tròn không được sử dụng để đo chiều dài.

⇒ Đáp án D

Câu 4: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là

A. mét (m)                B. xemtimét (cm)

C. milimét (mm)      D. đềximét (dm)

Đáp án

Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là mét (m) ⇒ Đáp án A.

Câu 5: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

A. số nhỏ nhất ghi trên thước.

B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.

D. độ lớn nhất ghi trên thước.

Đáp án

Độ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

⇒ Đáp án B

Câu 6: Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.

Bài tập Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. 1 mm         B. 0,2 cm

C. 0,2 mm      D. 0,1 cm

Đáp án
Trong khoảng rộng 1 cm có 6 vạch chia, tạo thành 5 khoảng. Do đó khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vạch chia là Bài tập Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án ⇒ ĐCNN của thước là 0,2 cm ⇒ Đáp án B

Câu 7: Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:

A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm

B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm

C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm

D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm

Đáp án

Giới hạn đo của thước là 30 cm.

Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 10 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:

Bài tập Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

⇒ Đáp án B

Câu 8: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

Bài tập Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.

B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.

C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.

D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.

Đáp án

Thước có giới hạn đo là 10 cm.

Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 2 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:

Bài tập Đo độ dài | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Câu 9: Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:

A. Kilômét      B. Năm ánh sáng

C. Dặm           D. Hải lí

Đáp án

Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị năm ánh sáng

Câu 10: Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ:

A. Chiều dài của màn hình tivi.

B. Đường chéo của màn hình tivi.

C. Chiều rộng của màn hình tivi.

D. Chiều rộng của cái tivi.

Đáp án

Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ đường chéo của màn hình tivi.

Câu 11 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch dài nhất liên tiếp của thước.

B. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ đài lớn nhất ghi trên thước.

C. Cả A và B sai

D. Cả A và B đúng.

Đáp án

Đáp án B

Giải thích: Giới hạn đo là giá trị đo lớn nhất của dụng cụ đo, GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Câu 12 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.

C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.

D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước.

Đáp án

Đáp án A

Giải thích: Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 13 : Để đo kích thước (dài, rộng, đày) của cuốn sách vật lý 6, ta dùng thước nào là hợp lý nhất trong các thước sau:

A. Thước có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

B. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất là l cm.

C. Thước đo có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất l mm.

D. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

Đáp án

Đáp án C

Giải thích: Ta ước lượng cuốn sách vật lý 6 dài khoảng 18 cm, rộng 12 cm, độ dày chưa tới 1 cm.

Vì vậy nên chọn thước đo độ dài có giới hạn đo lớn hơn gần nhất với giá trị ta ước lượng, tức là chọn thước có GHĐ 20 cm.

Vì độ dày của sách ước lượng chưa tới 1cm nên ta chọn thước có ĐCNN là 1mm, như vậy kết quả đo sẽ chính xác hơn.

Câu 14 : Để do chiều dài vải, người bán hàng phải sử dụng thước nào sau đây là hợp lý

A. Thước cuộn.

B. Thước kẻ.

C. Thước thẳng (thước mét)

D. Thước kẹp.

Đáp án

Đáp án C

Giải thích: Ước lượng chiều dài vải cần đo lớn hơn 1m. Mặt khác, vải là vật liệu mềm, để đo chính xác chiều dài vải ta cần dùng thước thẳng (thước mét).

Câu 15 : Trên thước thẳng (thước mét) mà người bán vải sử dụng, hoàn toàn không có ghi bất kỳ một số liệu nào, mà chỉ gồm có 10 đoạn xanh, trắng xen kẽ nhạu. Theo em thước có GHĐ và ĐCNN nào sau dây:

A. GHĐ 1 m và ĐCNN 10 cm

B. GHĐ 1 m và ĐCNN 1 tấc .

C. GHĐ 1,5 m và ĐCNN 15 cm

D. A và B đúng.

Đáp án

Đáp án D

Giải thích: Vì đây là thước mét, mà lại có 10 đoạn xanh, trắng xen kẽ, nên giới hạn đo của thước là 1 mét.

Độ chia nhỏ nhất là 1 đoạn xanh hoặc 1 đoạn trắng (dài bằng nhau) và bằng: 1m : 10 = 0,1 m = 10 cm = 1 tấc. (tấc là cách gọi khác của độ dài 10 cm)

Câu 16 : Trên thước dây của người thợ may có im chữ cm ở đầu thước, số bé nhất và lớn nhất trên thước là 0 và 150. Từ vạch số 1 đến vạch số 2 người ta đếm có tất cả 11 vạch chia. GHĐ và độ chia nhỏ nhất của thước lần lượt là:

A. 150 cm; 1 cm

B. 150 cm; 1 mm

C. 150 mm; 0,1 mm

D. 150 mm; 1 cm

Đáp án

Đáp án B

Giải thích: Trên thân thước có ghi cm tức là đơn vị đo của thước là cm.

Giá trị đo lớn nhất của thước là 150 cm tức là GHĐ của thước là 150 cm.

Giữa hai vạch số 1 và 2 có chiều dài 1 cm, có 11 vạch chia, tức là có 10 khoảng. Vậy khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp là 1 cm : 10 = 0,1 cm = 1 mm, tức là ĐCNN của thước là 1 mm.

Câu 17 : Inch (đọc là inh) là một trong những đơn vị đo chiều dài của Anh. Khi mua tivi, người ta hay nói tivi 17 inh có nghĩa đường chéo của màn hình là 17 inch. Biết l inch = 2,54cm. Nếu bố của Bình mua một chiếc tivi 25 inch, thì có nghĩa đường chéo của màn hình là:

A. 53,3 cm

B. 533 mm

C. 5,33 cm

D. Cả A, B, C cùng sai.

Đáp án

Đáp án D

Giải thích:

Đổi đơn vị 1 inch = 2,54 cm

25 inch = 25 x 2,54 cm = 63,5 cm

Vậy cả ba đáp án A, B, C đều sai.

Câu 18 : Bố của Chi là thợ mộc, bố nhờ Chỉ mua 10 g đinh 5 phân. Đinh 5 phân có nghĩa là:

A. Chiều dài của đinh là 5cm.

B. Chiều dài của đinh là 5 mm.

C. Chiều dài của đỉnh là 5 dm,

D. Tất cả cùng sai.

Đáp án

Đáp án A

Giải thích: Phân là cách gọi khác của đơn vị cemtimet (cm). Đinh 5 phân là đinh có chiều dài 5 cm.

Câu 19 : Để đo kích thước của chiếc bàn học, ba bạn Bình, Lan, Chi chọn thước đo như sau:

Bình: GHĐ l,5 m và ĐCNN 1 cm.

Lan: GHĐ 50 cm và ĐCNN 10 cm.

Chi: GHĐ l,5 m và ĐCNN 10 cm.

A. Chỉ có thước của Bình hợp lý và chính xác nhất.

B. Chỉ có thước của Lan hợp lý và chính xác nhất.

C. Chỉ có thước của Chi hợp lý và chính xác nhất.

D. Thước của Bình và Chi hợp lý và chính xác nhất.

Đáp án

Đáp án A

Giải thích: Ước lượng chiều dài bàn học khoảng 1,2 m – 1,4 m; chiều rộng bàn học từ 45 – 60 cm, chiều cao của bàn từ 60 – 75 cm.

Với sự ước lượng các kích thước như vậy ta nên chọn thước có GHĐ 1,5 m, để kết quả đo chính xác nhất thì trong các loại thước cùng GHĐ, ta nên chọn thước có ĐCNN càng nhỏ càng chính xác

Vì vậy, Bình chọn thước hợp lý và chính xác nhất.

Câu 20 : Khi sử dụng thước đo ta phải:

A. Chỉ cần biết giới hạn đo của nó.

B. Chỉ cần biết độ chia nhỏ nhất của nó.

C. Chỉ cần biết đơn vị của thước đo.

D. Phải biết cả giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.

Đáp án

Đáp án D

Giải thích: Khi sử dụng thước đo cần phải biết cả GHĐ và độ chia nhỏ nhất của nó để sử dụng phù hợp với mục đích, đối tượng cần đo và độ chính xác của kết quả đo.

Bài viết liên quan

697
  Tải tài liệu