Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 6 Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 6.
Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
A. Lý thuyết
1. Tập hợp
Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
Ví dụ:
+ Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
+ Tập hợp học sinh lớp 6A.
+ Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 7.
+ Tập hợp các chữ cái trong hệ thống chữ cái Việt Nam.
2. Cách viết tập hợp
+ Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…
+ Để viết tập hợp thường có hai cách viết:
• Liệt kê các phần tử của tập hợp
Ví dụ:Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5
A = {1; 2; 3; 4}
• Theo tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
N là tập hợp các số tự nhiên
Các số 0; 1; 2; 3; 4 là các phần tử của tập hợp A
+ Kí hiệu:
• 2 ∈ A đọc là 2 thuộc hoặc là 2 thuộc phần tử của A.
• 6 ∉ A đọc là 6 không thuộc A hoặc là 6 không là phần tử của A.
Chú ý:
• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";" (nếu có phần tử số) hoặc dấu "," nếu không có phần tử số.
• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Ví dụ: Tập hợp B trong hình vẽ là B = {0; 2; 4; 6; 8}
3. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ: “Thành phố Hồ Chí Minh”.
a) Hãy liệt kê các phần tử trong tập hợp A.
b) Trong các kết luận sau, kết luận là đúng?
+ b thuộc tập hợp A
+ t thuộc tập hợp A
+ m thuộc tập hợp A.
a) Các phần tử trong tập hợp A là A = {t; h; a; n; p; o; c; i; m}
b) Trong các kết luận, các kết luận đúng là
+ t thuộc tập hợp A
+ m thuộc tập hợp A.
Câu 2: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và B = {1; 3; 5; 7; 9}
a) Viết tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B
b) Viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc vừa A vừa thuộc B.
Hướng dẫn giải:
a) Các phân tử thuộc A không thuộc B là 2; 4; 6
Nên tập hợp C là C = {2; 4; 6}
b) Các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B là 1; 3; 5
Nên tập hợp D là D = {1; 3; 5}
c) Các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A là 7; 9
Nên tập hợp E là E = {7; 9}
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?
A. A = [1; 2; 3; 4] B. A = (1; 2; 3; 4)
C. A = 1; 2; 3; 4 D. A = {1; 2; 3; 4}
Đáp án
Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }
Nên cách viết đúng là A = {1; 2; 3; 4}
Chọn đáp án D.
Câu 2: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
A. 2 ∈ B B. 5 ∈ B C. 1 ∉ B D. 6 ∈ B
Đáp án
Áp dụng cách sử dụng kí hiệu ∈:
+ 2 ∈ A đọc là 2 thuộc A hoặc là 2 thuộc phần tử của A.
+ 6 ∉ A đọc là 6 không thuộc A hoặc là 6 không là phần tử của A.
Ta thấy 6 không là phần tử của tập hợp B nên 6 ∉ B
Chọn đáp án D.
Câu 3: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.
A. A = {6; 7; 8; 9} B. A = {5; 6; 7; 8; 9}
C. A = {6; 7; 8; 9; 10} D. A = {6; 7; 8}
Đáp án
Viết tập hợp A dưới dạng liệt kê các phân tử
Tập hợp A gồm các phần tử lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 nên A = {6; 7; 8; 9}
Chọn đáp án A.
Câu 4: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH”
A. P = {H; O; C; S; I; N; H} B. P = {H; O; C; S; I; N}
Đáp án
Các chữ cái khác nhau trong cụm từ “HOC SINH” là: H; O; C; S; I; N.
Nên P = {H; O; C; S; I; N}
Chọn đáp án B.
Câu 5: Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng
A. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 19} B. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 20}
C. A = {x ∈ ℕ|16 < x < 20} D. A = {x ∈ ℕ|15 < x ≤ 20}
Đáp án
Nhận thấy các số tự nhiên 16; 17; 18; 19 là các số tự nhiên lớn hơn 15 và nhỏ hơn 20.
Nên A = {x ∈ ℕ|15 < x < 20}
Chọn đáp án B.
Câu 6: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập hợp B là?
A. C = {5} B. C = {1; 2; 5} C. C = {1; 2} D. C = {2; 4}
Đáp án
Các phần tử thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B là 1; 2
Nên tập hợp cần tìm là C = {1; 2}
Chọn đáp án C.
Câu 7: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A lẫn tập hợp B là?
A. C = {3; 4; 5} B. C = {3} C. C = {4} D. C = {3; 4}
Đáp án
Các phần tử thuộc tập hợp A lẫn tập hợp B là 3;4.
Nên tập hợp cần tìm là C = {3; 4}
Chọn đáp án D.
Câu 8: Cho hình vẽ
Tập hợp D là?
A. D = {8; 9; 10; 12} B. D = {1; 9; 10} C. D = {9; 10; 12} D. D = {1; 9; 10; 12}
Đáp án
Dựa vào hình vẽ ta thấy các phần tử của tập hợp D gồm 1; 9; 10; 12
Nên tập hợp D là D = {1; 9; 10; 12}
Câu 9: Tập hợp A = {x ∈ ℕ|22 < x ≤ 27} dưới dạng liệt kê các phần tử là?
A. A = {22; 23; 24; 25; 26} B. A = {22; 23; 24; 25; 26; 27}
C. A = {23; 24; 25; 26; 27} D. A = {23; 24; 25; 26}
Đáp án
Các số tự nhiên lớn hơn 22 và nhỏ hơn hoặc bằng 27 là 23; 24; 25; 26; 27
Nên tập hợp cần tìm là A = {23; 24; 25; 26; 27}
Chọn đáp án C.
A. 55 ∈ P B. 57 ∈ P C. 50 ∉ P D. 58 ∈ P
Đáp án
Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 50 và không lớn hơn 57 là 51; 52; 53; 54; 55; 56; 57
Nên tập hợp đó là P = {51; 52; 53; 54; 55; 56; 57}
Có 58 ∉ P. Vậy đáp án D sai
Chọn đáp án D.
Câu 11: Cho hình vẽ sau
Tập hợp P và tập hợp Q gồm?
A. P = { Huế; Thu; Nương }; Q = { Đào; Mai }
B. P = { Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = { Đào; Mai }
C. P = { Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = { Mai }
D. P = { Huế; Thu; Đào}; Q = { Đào; Mai }
Đáp án
Tập hợp P gồm các bạn tên Đào; Huế; Nương; Thu
Tập hợp Q gồm các bạn tên Mai; Đào
Nên ta có: P = { Huế; Thu; Nương; Đào}; Q = { Đào; Mai }
Chọn đáp án B.
Câu 12: Cho hình vẽ sau:
Tập hợp C và tập hợp D gồm?
A. C = {102; 106} và D = {20; 101; 102; 106}
B. C = {102; 106} và D = {3; 20; 102; 106}
C. C = {102; 106} và D = {3; 20; 101}
D. C = {102; 106} và D = {3; 20; 101; 102; 106}
Đáp án
Ta có: C = {102; 106} và D = {3; 20; 101; 102; 106}
Chọn đáp án D.