Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 10
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36
Bài 1: Thực nghiệm cho biết tốc độ phản ứng A2 + B2 → 2AB được tính theo biểu thức: v = k.[A2][B2].
Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào phù hợp với biểu thức trên ?
A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng.
C. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng.
D. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác.
Đáp án: B
Bài 2: Đối với phản ứng phân hủy H2O2 trong nước, khi thay đổi yếu tố nào sau đây, tốc độ phản ứng không thay đổi?
A. thêm MnO2
B. tăng nòng độ H2O2
C. đun nóng
D. tăng áp suất H2
Đáp án: D
Bài 3: Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:
Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.
Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: D
Bài 4: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm với dung dịch axit clohiđric:
• Nhóm thứ nhất: Cân 1 gam kẽm miếng và thả vào cốc đựng 200 ml dung dịch axit HCl 2M
• Nhóm thứ hai: Cân 1 gam kẽm bột và thả vào cốc đựng 300 ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:
A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. Diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn kẽm miếng.
C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. Cả ba nguyên nhân đều sai.
Đáp án: B
Bài 5: Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC.
D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu
Đáp án: D
Bài 6: Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Lí do nào sau đây là thích hợp cho việc sử dụng nồi áp suất ?
A. Tăng áp suất và nhiệt độ lên thức ăn.
B. Giảm hao phí năng lượng.
C. Giảm thời gian nấu ăn.
D. Cả A, B và C đúng.
Đáp án: D
Bài 7: Cho phản ứng A + B ⇌ C. Nồng độ ban đầu của chất A là 0,1 mol/l, của chất B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B giảm 20% so với nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A. 0,16 mol/l.phút. B. 0,016 mol/l.phút.
C. 1,6 mol/l.phút. D. 0,106 mol/l.phút.
Đáp án:
Tốc độ trung bình của phản ứng là:
Bài 8: Cho phản ứng : Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol(lít.s)-1. Giá trị của a là :
A. 0,018. B. 0,016.
C. 0,012. D. 0,014.
Đáp án: C
a = 4.10-5. 50 + 0,01 = 0,012 mol/lít
Bài 9: Cho phản ứng: 2KClO3 (r) -MnO2, to→ 2KCl(r) + 3O2 (k).
Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là :
A. Kích thước các tinh thể KClO3.
B. Áp suất.
C. Chất xúc tác.
D. Nhiệt độ.
Đáp án: B
Bài 10: Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. lò xây chưa đủ độ cao.
B. thời gian tiếp xúc của CO và Fe3O3 chưa đủ.
C. nhiệt độ chưa đủ cao.
D. phản ứng giữa CO và oxit sắt là thuận nghịch.
Đáp án: B
Bài 11: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s)
B. 5,0.10-4 mol/(l.s)
C. 1,0.10-3 mol/(l.s)
D. 5,0.10-5 mol/(l.s)
Đáp án: B
2H2O2 -MnO2→ O2 + 2H2O
nO2 = 1,5.10-4(mol) ⇒ nH2O2 = 3.10-4
Tốc độ của chất phản ứng tính theo H2O2 là:
Bài 12: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 4,0.10-4 mol/(l.s)
B. 7,5.10-4 mol/(l.s)
C. 1,0.10-4 mol/(l.s)
D. 5,0.10-4 mol/(l.s)
Đáp án: C
Tốc độ trung bình tính theo chất X là:
Bài 13: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
B. Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì en là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
Đáp án: B
Bài 14: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. đốt trong lò kín.
B. xếp củi chặt khít.
C. thổi hơi nước.
D. thổi không khí khô.
Đáp án: D
Bài 15: Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là
A. cốc A xuất hiện kết tủa vàng nhạt, cốc B không thấy kết tủa.
B. cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B.
C. cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B.
D. cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau.
Đáp án: B