Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 20 có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 10

396
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 20 : Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế

Bài 1: Một cái bàn tròn có ba cái chân tròn (Hình 20.1). Chỉ ra hình nào trong hình 20.2 diễn tả đúng chân đế của bàn khi ba chân bàn đặt trên sàn nhà (vẽ màu sẫm).

 5 câu trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế cực hay có đáp án

 5 câu trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế cực hay có đáp án

Chọn D.

Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt đỡ.

Bài 2: Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình 20.4

 5 câu trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế cực hay có đáp án

    A. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng không bền ; 3: cân bằng phiếm định.

    B. 1: cân bằng phiếm định ; 2: không cân bằng ; 3: cân bằng không bền.

    C. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng phiếm định ; 3: cân bằng không bền.

    D. 1: cân bằng bền ; 2: không cân bằng; 3: cân bằng không bền.

Chọn D.

Đồng có khối riêng lớn hơn nhôm nên quả cầu 1 có trọng tâm thấp hơn tâm hình học, quả cầu 2 có trọng tâm trùng với tâm hình học, quả cầu 3 có trọng tâm cao hơn tâm hình học. Do vậy quả cầu 1 là cân bằng bền; quả cầu 2 không cân bằng; quả cầu 3 là cân bằng không bền.\

Bài 3: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là

    A. cân bằng không bền.

    B. cân bằng bền.

    C. cân bằng phiếm định.

    D. không thể cân bằng.

Chọn A

Vị trí trọng tâm nằm trên tâm hình học.

Do vậy vật dễ bị mất cân bằng khi dời nó sang vị trí lân cận.

Bài 4: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là

    A. cân bằng không bền.

    B. cân bằng bền.

    C. cân bằng phiếm định.

    D. không thể cân bằng.

Chọn B.

Cân bằng của khối trụ là cân bằng bền vì trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

Bài 5: Một cái thước có trọng tâm ở G, được treo vào một cái đinh nhờ một lỗ O như ở hình 20.3. Trong mỗi Hình 1, 2 và 3, thước ở trạng thái vân bằng nào?

 5 câu trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế cực hay có đáp án

    A. 1: bền ; 2: không bền ; 3: phiếm định.

    B. 1: không bền ; 2: bền ; 3: phiếm định.

    C. 1: phiếm định ; 2: không bền ; 3: bền.

    D. 1: không bền ; 2: phiếm định ; 3: bền

Chọn B.

Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau là vị trí trọng tâm của vật:

- Cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.

- Cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

- Cân bằng phiếm định, vị trí trọng tâm không thay đổi hoặc ỏ một độ cao không đổi.

Do vậy chọn 1: không bền; 2: bền; 3: phiếm định.

Bài viết liên quan

396
  Tải tài liệu