Toán học 7 Bài 37: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 7 Bài 37: Lý thuyết Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 7.
Bài 37: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
A. Lý thuyết
1. Lập bảng “tần số”
Từ bảng thu thập số liệu ban đầu ta có thể lập được bảng tần số ( bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu ).
Bảng “tần số” được lập như sau:
+ Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng.
+ Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.
+ Dòng dưới ghi các tần số tương ứng của mỗi giá trị đó.
Bảng tần số giúp cho người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc.
2. Ví dụ
Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh được ghi lại như sau:
28 | 35 | 29 | 37 | 30 | 35 | 37 | 30 | 35 | 29 |
Bảng “tần số”:
Số cân(x) | 28 | 29 | 30 | 35 | 37 | N = 10 |
Tần số (n) | 1 | 2 | 2 | 3 | 2 |
3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Số học sinh nữ của từng lớp của một trường THCS được ghi nhận lại ở bảng sau:
18 | 20 | 17 | 18 | 14 |
25 | 17 | 20 | 16 | 14 |
24 | 16 | 20 | 18 | 16 |
20 | 19 | 28 | 17 | 15 |
Hãy lập bảng tần số
Hướng dẫn giải:
Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị tương ứng. Từ đó ta có bảng tần số
Giá trị | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 24 | 25 | 28 |
Tần số | 2 | 1 | 3 | 3 | 3 | 1 | 4 | 1 | 1 | 1 |
Ở đây, giá trị là số học sinh nữ
Nhìn và bảng, ta có thể thấy có 2 lớp có 14 học sinh nữ, có 4 lớp có 20 học sinh nữ, …
Bài 2: Theo dõi thời gian chạy 100m trong 10 lần của một vận động viên, huấn luyện viên đã ghi nhận vào bảng sau (tính theo giây)
11 | 11,2 | 11,3 | 11,5 | 11,2 | 11,1 | 11,2 | 11,3 | 11,2 | 11,1 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số và nhận xét về tốc độ chạy của vận động viên
Hướng dẫn giải:
a) Dấu hiệu ở đây là thời gian chạy 100m của một vận động viên
b) Ta có bảng “tần số” như sau:
Giá trị | 11 | 11,1 | 11,2 | 11,3 | 11,5 |
Tần số | 1 | 2 | 4 | 2 | 1 |
Nhận xét: Tốc độ chạy của vận động viên chủ yếu phân phố ở thời gian 11,2 giây
Vận động viên chạy rất nhanh với tốc độ trung bình là 100/11,2 ≈ 8,93 (m/s)
B. Bài Tập
Câu 1: Điều tra về sự tiêu thụ điện năng (tính theo kwh) của một số gai đình ở một tổ dân số, ta có kết quả sau:
1.1: Có nhiêu hộ gia đình tham gia điều tra?
A. 22
B. 20
C. 28
D. 30
Lời giải:
Có 20 hộ gia đình tham gia điều tra.
Đáp án cần chọn là: B
1.2: Có bao nhiêu hộ gia đình tiêu thụ với mức điện năng nhỏ hơn 100 kwh?
A. 20
B. 15
C. 10
D. 12
Lời giải:
Có 12 hộ gia đình tiêu thụ với mức điện năng nhỏ hơn 100 kwh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Một cửa hàng đem cân một số bao gạo (đơn vị kilogam), kết quả được ghi lại ở bảng sau:
2.1: Có bao nhiêu bao gạo cân nặng lớn hơn 50kg
A. 13
B. 14
C. 12
D. 32
Lời giải:
Từ bảng tần số ta thấy có 8 bao có khối lượng 55kg; 4 bao có khối lượng 60kg và 1 bao có khối lượng 65kg
Nên có 8 + 4 + 1 = 13 bao gạo có khối lượng lớn hơn 50kg..
Đáp án cần chọn là: A
2.2: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu
B. Khối lượng chủ yếu của 1 bao gạo: 50kg hoặc 55kg
C. Khối lượng cao nhất của 1 bao gạo là 60kg
D. Khối lượng thấp nhất của 1 bao gạo là 40kg.
Lời giải:
+ Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu, đó là 40kg;45kg;50kg;55kg;60kg;65kg. Do đó phát biểu A là đúng.
+ Giá trị 50kg và 55kg có tần số cao nhất (lần lượt là 6 và 8) nên khối lượng chủ yếu của 1 bao gạo là 50kg hoặc 55kg. Do đó phát biểu B là đúng.
+ Khối lượng cao nhất của 1 bao gạo là 65kg. Do đó phát biểu C là sai.
+ Khối lượng thấp nhất của 1 bao gạo là 40kg.. Do đó phát biểu D là đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Thời gian giải bài toán (tính theo phút) của học sinh lớp 7 được ghi lại trong bảng sau:
3.1: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Lời giải:
Có 8 giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 3;4;5;6;7;8;9;10.
Đáp án cần chọn là: D
3.2: Gía trị lớn nhất của dấu hiệu ở đây là bao nhiêu? Tìm tần số của nó
A. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 9, tần số là 2.
B. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 9, tần số là 3.
C. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 10,tần số là 3.
D. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 10, tần số là 2
Lời giải:
Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 10, tần số là 3
Đáp án cần chọn là: C
3.3: Gía trị nhỏ nhất của dấu hiệu ở đây là bao nhiêu? Tìm tần số của nó
A. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 1, tần số là 4
B. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 4, tần số là 1.
C. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 1, tần số là 3.
D. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 3, tần số là 1.
Lời giải:
Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 3, tần số là 1.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:Kết quả môn nhảy cao (tính bằng cm) của học sinh lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:
4.1: Có bao nhiêu học sinh tham gia kiểm tra?
A. 30
B. 34
C. 28
D. 32
Lời giải:
Có 30 học sinh tham gia kiểm tra.
Đáp án cần chọn là: A
4.2 : Bảng tần số:
Lời giải:
Bảng tần số là
Đáp án cần chọn là: A
4.3: Học sinh nhảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là bao nhiêu cm?
A. 90cm; 100cm
B. 120cm; 90cm
C. 90cm; 120cm
D. 90cm; 110cm
Lời giải:
Học sinh nhảy thấp nhất là 90cm.
Học sinh nhảy cao nhất là 120cm.
Đáp án cần chọn là: C
4.4: Chọn câu đúng:
A. Đa số học sinh nhảy trong khoảng từ 90cm−95cm.
B. Đa số học sinh nhảy trong khoảng từ 100cm−105cm.
C. Đa số học sinh nhảy trong khoảng từ 110cm−120cm.
D. Số ít học sinh nhảy trong khoảng từ 100cm−105cm.
Lời giải:
Từ bảng tần số
Ta thấy có 18 học sinh nhảy từ 100cm−105cm nên đa số học sinh nhảy trong khoảng từ 100cm−105cm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Một xạ thủ bắn cung. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi trong bảng sau đây:
5.1: Dấu hiệu ở đây là gì?
A. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn cung của một xạ thủ
B. Số điểm đạt được của mỗi xạ thủ
C. Số điểm đạt được của cuộc thi bắn súng
D. Tổng số điểm đạt được sau khi bắn cung của xạ thủ
Lời giải:
Dấu hiệu ở đây là: Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn cung của một xạ thủ.
Đáp án cần chọn là: A
5.2: Lập bảng tần số:
Lời giải:
Ta có bảng tần số
Đáp án cần chọn là: C
5.3: Chọn câu đúng:
A. Điểm thấp nhất là 3
B. Có 7 lần bắn được 6 điểm
C. Có 9 lần bắn được 10 điểm
D. Số điểm 9 và 10 chiếm tỉ lệ cao.
Lời giải:
Ta có bảng tần số
Từ bảng tần số ta thấy
+ Điểm thấp nhất là 5 nên A sai.
+ Có 3 lần bắn được 6 điểm nên B sai.
+ Có 7 lần bắn được 10 điểm nên C sai.
+ Có 11 + 7 = 18 lần bắn được 9 hoặc 10 điểm nên số điểm 9 và 10 chiếm tỉ lệ cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Một giáo viên thể dục đo chiều cao (tính theo cm) của một nhóm học sinh nữ và ghi lại ở bảng sau:
6. 1: Lập bảng tần số:
Lời giải:
Bảng tần số
Đáp án cần chọn là: D
6.2: Thầy giáo đo chiều cao của bao nhiêu bạn?
A. 22
B. 20
C. 25
D. 24
Lời giải:
Từ bảng tần số
Ta thấy thầy giáo đã đo chiều cao của 20 bạn.
Đáp án cần chọn là: B
6.3: Số bạn có chiều cao thấp nhất là bao nhiêu?
A. 3
B. 140
C. 20
D. 5
Lời giải:
Có 3 bạn có chiều cao thấp nhất là 140cm.
Đáp án cần chọn là: A
6.4: Có bao nhiêu bạn có chiều cao 143cm?
A. 3
B.4
C. 2
D. 5
Lời giải:
Từ bảng tần số ta thấy có 2 học sinh có chiều cao 143cm.
Đáp án cần chọn là: C
6.5: Chiều cao của các bạn chủ yếu thuộc vào khoảng nào?
A. 150cm−160cm
B. 145cm−149cm
C. 143cm−145cm
D. 140cm−150cm
Lời giải:
Từ bảng tần số ta thấy chiều cao của các bạn chủ yếu thuộc vào khoảng 140cm−150cm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Cho bảng "tần số"
Từ bảng trên hãy viết lại một bảng số liệu ban đầu
Lời giải:
Ta có thể lập một bảng như sau: (ví dụ đem kiểm tra số lượng dầu trong một số thùng dầu trong kho
Đáp án cần chọn là: B