(1) Quả thực, chúng ta quen thất tín đến mức, chí cần một anh nào hẹn giờ nào đến đúng giờ ấy, mượn cái gì, trả cái nấy đúng ngày, là đã được coi là… Tây! (2) Lại nữa, để ý sẽ thâỵ, đến trễ hẹn đi chơi 10 phút, người ta bỏ đi mất, thế nào ta cũng khó chịu, bảo “Thằng này khắt khe”, nhưng trên quận kêu lên giải quyết giấy tờ nhà đất, hẹn 2 giờ, 1 giờ 30 ta đã cặm cụi có mặt, thì lại coi đó là sự thường. (3) Cái thói quen thất tín vậy là cũng tùy mặt mà áp dụng, nhiều khi ta chỉ không thất tín với ta thôi. (4) Và, chính cái thói quen sai hẹn ấỵ đã đẻ ra những khoảng thời gian trừ hao – hay những khoảng chết 10 phút đến trễ, 30 phút đến sớm ấy… (5) Nó cũng đẻ ra những hành động thừa, kiểu, thằng ấy hứa chiều chở đi công chuyện, chưa chắc nó đã đi, thôi bây giờ ta thuê xe đi trước cho chắc ăn. (6) Và chiều, cái thằng ấy tự nhiên đúng hẹn, bỏ công; bỏ việc; nó đến…
(Chữ tín, Phan Thị Vàng Anh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạtcủa văn bản.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Chi ra phép liên kết được sử dụng giữa câu (3) và (4)ỵ giữa câu (4) và (5).
Quảng cáo
1 câu trả lời 82
Câu 1: Phương thức tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản là bàn về vấn đề chữ tín trong cuộc sống mà mọi người đã quên đi.
Câu 3: Phép liên kết được sử dụng giữa câu (3) và (4), giữa câu (4) va (5)
(3) và (4): phép lặp: cái thói quen
(4) về (5): phép thế: Nó thay thế cái thói quen Sai hẹn.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
6 48357
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 37992
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 18683
-
16781
-
Hỏi từ APP VIETJACK16598